Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Cơ quan thuế thực hiện phân tích rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng như thế nào?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế và muốn tìm hiểu nhiều hơn về việc hoàn thuế giá trị gia tăng. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế mà bất kỳ kế toán viên nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT); thông tin điện tử (TTĐT); doanh nghiệp (DN), hóa đơn điện tử (HĐĐT ).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Cơ quan thuế thực hiện phân tích rủi ro trong hoàn thuế GTGT như thế nào?
Theo thông tin từ Cổng TTĐT Tổng cục Thuế cho biết để xác định hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước hay kiểm tra trước hoàn, bên cạnh các hồ sơ hoàn thuế lần đầu, hồ sơ đã bị xử phạt hành vi trốn thuế trong vòng hai năm thuộc diện kiểm tra trước hoàn, các hồ sơ còn lại, ngành Thuế căn cứ trên các hồ sơ khai thuế của DN, các thông tin về tình trạng thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh, lịch sử tuân thủ pháp luật thuế và các thông tin trong cơ sở dữ liệu lớn HĐĐT (Big Data) của ngành Thuế.Một số hồ sơ kiểm tra trước hoàn của một số DN đã bị kéo dài thời gian so với quy định là do trong quá trình phân tích dữ liệu chuỗi hóa đơn cập nhật thực tế tại hồ sơ của DN, cơ quan thuế phát hiện DN có mua hàng hóa đầu vào, khấu trừ và đề nghị hoàn thuế của các DN mà bán cho những DN hoàn thuế này nhưng các DN đó đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, không kê khai, không nộp thuế; có những DN đã tạm ngừng hoạt động.
Có những DN đang nằm trong diện nghi án điều tra về hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp, trong đó có những trường hợp do cơ quan Công an thông báo cho cơ quan thuế trong quá trình điều tra các vụ án kinh tế hoặc mua bán hóa đơn bất hợp pháp.
Với những DN có các dấu hiệu rủi ro, ngành Thuế đã triển khai rà soát toàn bộ các hoạt động mua bán hàng hóa để đảm bảo mua bán hàng hóa có thật hay không thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để tránh những rủi ro thất thoát ngân sách của Nhà nước.
2. Tổng cục Thuế ban hành Quy trình hoàn thuế mới 2023 ra sao?
Ngày 31/5/2023, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TCT năm 2023 ban hành Quy trình hoàn thuế.Theo đó, quy trình hoàn thuế quy định thống nhất về nội dung công việc, trình tự thực hiện, thời hạn thực hiện, cách thức thực hiện và phân công thực hiện đối với công chức thuế, bộ phận chức năng quản lý thuế thuộc cơ quan thuế các cấp trong việc tiếp nhận và giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Quy trình hoàn thuế được áp dụng đối với cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Cục Thuế doanh nghiệp lớn, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.
Về nội dung, quy trình hoàn thuế gồm những giai đoạn sau:
(1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn
thuế
(2) Phân loại hồ sơ hoàn thuế
(3) Giải quyết hồ sơ hoàn
thuế
(4) Thẩm định hồ sơ hoàn thuế
(5) Quyết định hoàn thuế
(6)
Ban hành lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm
bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện chế độ kế
toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
(7)
Thu hồi hoàn thuế
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: "https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/tct-chi-dao-day-nhanh-tien-do-hoan-thue-gtgt-co-quan-thue-phan-tich-ky-rui-ro-trong-hoan-thue-gtgt--306196-106975.html"