Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Giảm trừ người phụ thuộc
được tính từ khi nào? Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về
phần thuế đang muốn tìm hiểu thêm về thuế. AGS muốn chia sẽ về chủ đề này
bởi vì các chính sách ngày càng được cập nhật và đổi mới, các kế toán viên
nên nhanh chóng nắm bắt được điều này.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Giảm trừ người phụ thuộc được tính từ khi nào?
Giảm trừ người phụ thuộc được tạm tính từ thời điểm đăng ký, khi quyết toán
thuế thì được tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Theo tiết c.2.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, khi
người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì cơ quan thuế
sẽ:
- Cấp mã số thuế cho người phụ thuộc (nếu chưa có mã số thuế) và
- Tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký.
Đồng thời, tại tiết c.2.3 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này quy định, nếu
trong năm tính thuế mà người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người
phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh
nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký
giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Theo đó, giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc được tạm tính từ khi đăng ký và khi
quyết toán thuế năm sẽ được tính lại từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Tóm lại:
- Trong năm, đăng ký người phụ thuộc từ thời điểm nào thì được tính giảm trừ gia cảnh từ thời điểm đó.
- Khi quyết toán thuế, sẽ tính giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ:
Chị Nguyễn Thị H, ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty CP
truyền thông Luật Việt Nam, có 01 con nhỏ là Dương Minh K sinh vào tháng
01/2024:
- Từ tháng 01/2024 - tháng 7/2024 do đang nghỉ thai sản nên chị H chưa đăng ký người phụ thuộc tại công ty.
- Ngày 20/8/2024, chị H làm giấy ủy quyền và nộp hồ sơ người phụ thuộc để đăng ký giảm trừ người phụ thuộc tại công ty.
Theo đó, thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 01/2024, tuy nhiên
từ tháng 01/2024 - tháng 7/2024 chị H chưa đăng ký người phụ thuộc nên công ty
sẽ không tính giảm trừ người phụ thuộc mà tính từ tháng 8/2024 khi chị H đăng
ký người phụ thuộc.
Khi thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2024, chị H sẽ được tính giảm trừ gia
cảnh cho con từ tháng 01/2024 (thời điểm phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng).
2. Cách đăng ký người phụ thuộc mới nhất
Theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ
đăng ký thuế cho người phụ thuộc cụ thể như sau:
Trường hợp ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập
- Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
- Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:
- Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
- Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;
- Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
- Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
Trường hợp trực tiếp đăng ký thuế cho người phụ thuộc
Nếu cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho
người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo
quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TCT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc
- Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/giam-tru-nguoi-phu-thuoc-duoc-tinh-tu-khi-nao-565-97068-article.html