Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hồ sơ hải quan đối với mô
tô, xe gắn máy nhập cảnh gồm những gì? AGS chia sẻ về chủ đề này nhằm giúp
doanh nghiệp và cá nhân có cái nhìn rõ ràng về quy định hồ sơ hải quan đối với
mô tô, xe gắn máy nhập cảnh.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hồ sơ hải quan đối với mô tô, xe gắn máy nhập cảnh gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) có quy định như sau:Hồ sơ hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh
1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh (ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập; ô tô, mô tô, xe gắn máy Việt Nam tái nhập) người khai hải quan nộp hoặc xuất trình:
a) Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
b) Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: Nộp 01 bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.
đ) Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước thứ 3 không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết khi nhập cảnh, ngoài các chứng từ quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này phải có văn bản cho phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
...
Như vậy, Hồ sơ hải quan đối với mô tô, xe gắn máy nhập cảnh gồm những giấy tờ sau đây:
(1) Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
(2) Giấy đăng ký phương tiện đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
(3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất theo mẫu quy định của Bộ Tài chính:
- Nộp 01 bản chính;
- Hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất - tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.
2. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với mô tô, xe gắn máy nhập cảnh là khi nào?
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan1. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh: Khi ô tô, mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới, người Điều khiển hoặc người đại diện hợp pháp nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan cửa khẩu những giấy tờ nêu tại Điều 74 Nghị định này.
2. Đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh: Khi ô tô, mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới, người điều khiển hoặc người đại diện hợp pháp nộp hoặc xuất trình cho Chi cục Hải quan cửa khẩu những giấy tờ nêu tại Điều 75 Nghị định này.
Như vậy, thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với mô tô, xe gắn máy nhập cảnh là khi mô tô, xe gắn máy đến cửa khẩu biên giới.
Theo đó, người Điều khiển hoặc người đại diện hợp pháp nộp hoặc xuất trình
cho Chi cục Hải quan cửa khẩu những giấy tờ nêu tại Điều 74 Nghị định
08/2015/NĐ-CP.
3. Xe mô tô, xe gắn máy nhập cảnh được giám sát hải quan thế nào?
Căn cứ theo Điều 77 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 46
Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP) có quy định:
Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn
máy xuất cảnh, nhập cảnh...
3. Kiểm tra hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh
Trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro, hoặc trường hợp có cơ sở xác định trên phương tiện có hàng hóa buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế phương tiện hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát hải quan đối với ô tô, mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh
a) Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chủ trì và sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh;
b) Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát ô tô, mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh.
5. Trường hợp thực hiện kiểm tra một cửa, một lần dừng thực hiện theo quy định thủ tục hải quan một cửa, một điểm dừng; hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
Như vậy, xe mô tô, xe gắn máy nhập cảnh được giám sát hải quan trong và ngoài địa bàn hoạt động hải quan. Cụ thể:
- Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chủ trì và sử dụng phương tiện kỹ thuật để giám sát mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh;
- Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát mô tô, xe gắn máy nhập cảnh, xuất cảnh.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập
nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-so-hai-quan-doi-voi-mo-to-xe-gan-may-nhap-canh-gom-nhung-gi-thoi-han-nop-ho-so-hai-quan-la-khi-n-701004-164703.html