Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Luật thuế Hải Quan. Bài viết dành cho các kế toán viên đang muốn tìm hiểu về vấn đề liên quan đến của thuế, hải quan. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một phần rất quan trọng trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1.Người khai hải quan phải cung cấp thông tin gì để yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ hàng hóa?
Căn cứ vào Điều 28 Luật Hải quan 2014 quy định như sau: Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan- Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan để cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
- Trường hợp không thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.
- Cơ quan hải quan căn cứ quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ liên quan do người khai hải quan cung cấp để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trước. Trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thông tin, chứng từ liên quan.
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản thông báo kết quả xác định trước, nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trước thì có quyền yêu cầu cơ quan hải quan xem xét lại kết quả xác định trước. Cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét và trả lời kết quả cho người khai hải quan trong thời hạn quy định.
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước có giá trị pháp lý để cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục, thời hạn xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; thời hạn giải quyết yêu cầu xem xét lại kết quả xác định trước; thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước quy định tại Điều này.
2.Người khai hải quan không có mẫu hàng hóa dự kiến thì có được yêu cầu xác định trước mã số, xuất xứ hàng hóa không?
Căn cứ vào Mục 6 Công văn 19046/BTC-TCHQ năm 2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn như sau:- Xác định trước mã số
- Hồ sơ đề nghị xác định trước: tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, chứng từ liên quan, mẫu hàng hóa theo quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC. Trường hợp không thể cung cấp mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan phải cung cấp tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó.
- Như vậy, trong trường hợp người khai hải quan không cung cấp được mẫu hàng hóa dự kiến thì có thể sử dụng tài liệu kỹ thuật liên quan đến hàng hóa đó để yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ hàng hóa.
3.Xác định xuất xứ hàng hóa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Hải quan 2014 quy định như sau: Xác định xuất xứ hàng hóa- Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Cơ quan hải quan xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;
- Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thông quan theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu:
- Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu phát hành hoặc do người sản xuất, người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tự chứng nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại nước sản xuất hàng hóa theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ có giá trị pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.
- Theo đó, căn cứ vào hàng hóa được xác định xuất xứ là hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa xuất khẩu để áp dụng quy định về xác định xuất xứ hàng hóa phù hợp theo quy định như trên.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/nguoi-khai-hai-quan-phai-cung-cap-thong-tin-gi-de-yeu-cau-co-quan-hai-quan-xac-dinh-truoc-ma-so-xua-888510-43744.html