Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
nhà hát múa rối nước Thăng Long.
Nhà hát Múa rối nước Thăng Long là một trong những điểm đến văn hóa nổi
bật của thủ đô, đặc biệt dành cho những ai yêu thích nghệ thuật truyền thống
Việt Nam. Với không gian ấm cúng và lịch diễn phong phú, nơi đây không chỉ
mang đến những màn biểu diễn rối nước sống động, mà còn là cơ hội để bạn trải
nghiệm nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc.
Đối với nhân viên của
công ty kế toán AGS Hà Nội, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long
nằm gần các tuyến đường chính và thuận tiện di chuyển, giúp bạn dễ dàng tổ
chức các buổi giao lưu, giải trí sau giờ làm việc. Hãy ghé thăm và hòa mình
vào những câu chuyện truyền thuyết đầy màu sắc qua từng màn biểu diễn, tạo
nên những kỷ niệm đáng nhớ bên đồng nghiệp!
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Đôi nét về nhà hát múa rối nước Thăng Long
Địa chỉ: 57B Phố Đinh Tiên Hoàng, Phường
Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Nhà hát múa rối nước Thăng Long nằm giữa
lòng thủ đô Hà Nội, ngay cạnh khu phố cổ Hà Nội và Hồ Gươm. Đây là nơi
diễn ra loại hình nghệ thuật văn hóa dân tộc độc đáo - múa rối nước. Múa rối
có ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng múa rối nước là
đặc sản văn hóa duy nhất chỉ có tại Việt Nam.
Nhà hát múa rối Thăng Long là nhà hát đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
và Châu Á đạt kỷ lục biểu diễn múa rối nước liên tục 365 ngày trong năm trong thời gian lâu nhất. Nhà hát biểu diễn tối đa 6 suất trong ngày với hơn 2000
chương trình múa rối hàng năm, một số suất có cả phụ đề tiếng Anh cho khách
quốc tế.
Trong buổi diễn kéo dài chưa đến 1 tiếng, du khách sẽ được thưởng thức màn
biểu diễn con rối trên mặt nước theo mạch câu chuyện thú vị. Các màn biểu
diễn đều được trang bị âm thanh kỳ ảo từ các nhạc cụ truyền thống như: đàn
nhị, đàn tranh, đàn bầu… hay những bản nhạc Chèo mang đậm văn hóa dân gian
vùng Bắc bộ.
2. Giá vé xem biểu diễn tại nhà hát múa rối Thăng Long
Hầu hết trong các chương trình du lịch tại Hà Nội đều có lịch trình thưởng
thức nghệ thuật múa rối nước tại nhà hát múa rối Thăng Long. Hiện tại, nhà
hát có sức chứa 300 người, thời lượng mỗi tiết mục kéo dài khoảng 50 phút.
Giá vé tại nhà hát múa rối Thăng Long được chia thành 3 hạng vé:
-
Vé phổ thông (hàng ghế thứ 3 xa sân khấu nhất): 100.000 VNĐ/
khách
- Vé thường (hàng ghế thứ 2): 150.000 VNĐ/ khách
-
Vé VIP (hàng ghế thứ 1 gần sân khấu nhất): 200.000 VNĐ/ khách
Lưu ý: Nếu du khách sử dụng các phương tiện quay phim, chụp ảnh thì sẽ mất thêm
phụ thu. Máy ảnh là 20.000 VNĐ/ máy và máy quay phim là 60.000 VNĐ/ máy.
3. Lộ trình di chuyển từ công ty kế toán AGS đến nhà hát múa rối nước Thăng
Long
3.1 Phương tiện cá nhân
-
Xuất phát từ Tòa nhà Hoàng Sâm: Rẽ trái ra Bà Triệu, đi thẳng đến Ngã Tư
Bà Triệu - Phố Huế.
-
Rẽ phải vào Phố Huế: Tiếp tục đi thẳng đến Ngã Tư Phố Huế - Trần Hưng
Đạo.
- Rẽ trái vào Trần Hưng Đạo: Đi thẳng đến Hồ Hoàn Kiếm.
-
Tìm bãi đỗ gần Nhà hát Múa rối Kịch Thăng Long: Có thể tìm bãi đỗ xe tại
khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm và đi bộ khoảng 5-10 phút đến Nhà hát.
3.2 Xe buýt
-
Đi bộ đến điểm dừng gần nhất: Từ Tòa nhà Hoàng Sâm, đi bộ ra đường Bà
Triệu, tìm điểm dừng xe buýt.
- Chọn tuyến xe buýt: Có thể đi xe buýt số 09, 24, hoặc 34.
-
Lên xe và di chuyển: Xuống tại điểm dừng gần nhất với Nhà hát Múa rối
Kịch Thăng Long, có thể là điểm dừng Hồ Hoàn Kiếm.
-
Đi bộ đến Nhà hát: Từ điểm dừng, đi bộ khoảng 10-15 phút để đến Nhà hát
Múa rối Kịch Thăng Long.
3. Lịch sử nhà hát múa rối Thăng Long
Nhà hát múa rối Thăng Long Hà Nội được thành lập từ tháng 10/1969 với tên
gọi ban đầu là Đoàn Nghệ thuật Kim Đồng. Mục đích thành lập là để phục vụ
biểu diễn rối cạn cho thiếu nhi Thủ đô.
Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, có
những lúc nhà hát tưởng chừng phải đóng cửa do bộ môn nghệ thuật múa rối
nước bị lãng quên.
Tuy nhiên, với sự yêu nghề của các nghệ nhân, sự đầu tư đúng đắn của nhà
nước mà bộ môn này đã từng bước khôi phục, nhà hát phát triển từ cơ sở vật
chất tới chất lượng biểu diễn nhằm phục vụ cho khách du lịch trong cũng như
ngoài nước.
Mới đầu, nhà hát chỉ biểu diễn tần suất định kỳ theo tuần, tháng, nhưng
chính sự sáng tạo mới mẻ với yếu tố dân tộc, truyền thống làm cốt lõi mà du
khách tìm đến thưởng thức ngày một đông. Từ đó, tần suất của các buổi biểu
diễn cũng tăng thêm, diễn ra liên tục từ 5 - 7 ca mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu
cầu của du khách.
Qua hơn 20 năm phát triển, nhà hát đã trở thành thương hiệu hàng đầu của
nghệ thuật múa rối nước Việt Nam. Nhà hát đã nhận được nhiều giải thưởng
danh giá trong các kỳ liên hoan múa rối trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhà
hát múa rối Thăng Long đã thành công ghi dấu ấn nghệ thuật truyền thống độc
đáo của nước nhà trên 40 quốc gia, từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ…
4. 11 tiết mục tiêu biểu của nhà hát múa rối nước Thăng Long
Là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước suốt 365 ngày/năm, nhà hát
múa rối Thăng Long Hà Nội đã cho ra đời nhiều màn múa rối nước với nhiều
hình thức, thể loại khác nhau. Những tác phẩm ấy gắn liền với quá trình đổi
mới của đất nước, xứng đáng trở thành tinh hoa văn hoá Việt. Trong đó, nổi
bật và hấp dẫn du khách nhất phải kể đến 11 tiết mục tiêu biểu mang đậm giá
trị tôn vinh nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
4.1. Tễu giáo trò
Tễu là một thanh niên nông dân hiền lành, chất phác và là người dẫn chuyện
trong các dịp lễ hội làng quê. Đây là nhân vật có quyền nói kháy về bất cứ
sự việc hoặc bất cứ ai xuất hiện trong chuỗi câu chuyện. Sự góp mặt của chú
đã khiến cho khán giả hiểu hơn về các nhân vật rối.
4.2. Vinh quy bái tổ
Theo thông lệ ngày xưa, 3 - 5 năm triều đình lại tổ chức khóa thi để chọn
nhân tài. Những người thi đỗ sẽ được triều đình phát áo mũ về làng vinh quy
bái tổ. Tục lệ này là ân sủng đặc biệt của triều đình với người tài, cũng là
lời nhắc nhở mọi người luôn phải trau dồi đạo đức, tài năng để giúp dân,
giúp nước.
4.3. Múa rồng, phượng
Rồng, phượng là linh vật có vị trí quan trọng trong tín ngưỡng văn hoá dân
gian người Việt. Nếu như rồng là hiện thân của sự mạnh mẽ, oai phong thì
phượng lại là sự uyển chuyển, nhanh nhẹn. Điệu múa của Phượng thường diễn
theo cặp đôi với con trống là Phượng, con cái là Loan. Sự hoà hợp của cặp
đôi Loan Phượng cũng giúp du khách liên tưởng tới tình yêu vợ chồng thuỷ
chung và son sắt.
4.4. Múa Tứ Linh
Điệu múa Tứ Linh là điệu múa biểu thị cho sự linh thiêng, hướng người xem
đến những triết lý nhân sinh cao cả. Tứ Linh gồm Long, Lân, Quy, Phượng, vốn
là những linh vật linh thiêng mang đến sự may mắn, giàu sang, chung thủ và
trường thọ. 4 con vật quý linh thiêng này cũng thường xuyên xuất hiện trong
các đền chùa Việt Nam.
4.5. Nhi đồng hý thủy
Nhi đồng hý thuỷ là tiết mục múa rối nước về những cậu bé tinh nghịch đang
cùng nhau vui chơi trên dòng nước mát lạnh của con sông quê hương. Đây là
hoạt động vui chơi thú vị của những đứa trẻ vào mỗi dịp hè nóng bức.
4.6. Múa lân
Lân là một trong tứ linh trong tín ngưỡng phương Đông. Đây là linh vật mang
tới phước lành, may mắn cho người dân Việt Nam. Điệu múa trong tiết mục múa
rối nước này chính là lời cầu chúc cho người nông dân có một cuộc sống thịnh
vượng, sung túc, hạnh phúc và hanh thông trong mọi việc.
4.7. Múa tiên
Là tiết mục múa liên quan đến chủ đề Rồng Tiên - được dân gian quan niệm là
tổ tiên của người Việt. Điệu múa gắn liền với câu chuyện truyền thống của
người Việt đó là cha Lạc Long Quân lấy mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Bọc nở
thành 100 người con, 50 người con theo mẹ lên rừng và 50 người con theo cha
xuống bể. Sau này, Lạc Long Quân nhường ngôi cho con cả là Hùng Vương.
4.8. Chăn trâu thổi sáo
Chăn trâu thổi sáo là một hoạt động thường ngày của những cậu bé ngày xưa.
Điệu múa mô tả lại cuộc sống thanh bình của làng quê qua tiếng trúc véo von
của cậu bé mục đồng. Tiếng sáo cũng gợi về tình yêu quê hương của người con
xa xứ.
4.9. Lê Lợi du thuyền
Trò múa gắn liền với câu truyện truyền thuyết về sự tích Hồ Gươm và người
anh hùng dân tộc Lê Lợi. Sau hơn 10 năm kháng chiến cực khổ, đến năm 1428,
Lê Lợi đã giành được chiến thắng và lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái
Tổ. Trong một lần du thuyền trên hồ ngắm cảnh, một con rùa vàng nổi lên đòi
lại gươm thần xưa kia đã giao cho nhà vua. Nhà vua đã trả lại thanh kiếm
thần cho Kim Qui. Từ đó, cái tên Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Gươm được ra đời.
4.10. Đua thuyền
Đua thuyền là một trong những hoạt động vui chơi truyền thống trong các dịp
lễ hội của người Việt Nam. Vở diễn đã tái hiện được không khí đua thuyền
năng động, vui vẻ và tinh thần chiến đấu của các đội, nhóm.
4.11. Nông nghiệp
Đây là tiết mục múa rối nước diễn tả lại các công việc thường ngày của người
nông dân Việt Nam như: cày cấy, cấy lúa, tưới nước, thu hoạch… Khán giả sẽ
nhìn thấy những hình ảnh người nông dân chăm chỉ, cần cù đang lao động hăng
say trên những cánh đồng ruộng.
Cảm ơn các bạn đã cùng chúng tôi khám phá nhà hát múa rối nước Thăng Long, một biểu
tượng văn hóa đặc sắc của Hà Nội. Với lịch sử phong phú và những màn trình
diễn đầy cảm xúc, nơi đây không chỉ là sân khấu nghệ thuật mà còn là nơi lưu
giữ tâm hồn của người dân Việt Nam. Hy vọng rằng những câu chuyện và nét đẹp
của nhà hát múa rối nước Thăng Long sẽ tiếp tục được truyền cảm hứng và lan tỏa trong
cộng đồng.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://vinpearl.com/vi/nha-hat-mua-roi-thang-long