Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.Trong bài viết này, công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
"Signing Bonus là gì? Cách doanh nghiệp thu hút nhân tài." Bài viết
dành cho các nhà quản lý nhân sự và người lao động đang tìm hiểu về các
chính sách đãi ngộ trong tuyển dụng. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì
signing bonus đang trở thành một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp
thu hút và giữ chân những nhân tài có giá trị.
1. Signing Bonus là gì?
Signing Bonus hay còn gọi là Sign-on hoặc Sign-in Bonus. Đây là
một khoản tiền mà một công ty trả cho nhân viên mới khi họ ký hợp đồng làm
việc. Đây là một cách các doanh nghiệp thu hút ứng viên tài năng và cạnh
tranh với các công ty khác.
Signing Bonus có thể
được trả trước hoặc sau khi nhân viên bắt đầu làm việc. Tùy thuộc vào
điều kiện của hợp đồng. Một số công ty còn đặt điều kiện rằng nhân viên phải
làm việc cho họ trong một thời gian nhất định, nếu không họ phải trả lại số
tiền bonus.
Hãy nhớ rằng,
Signing Bonus thường là số tiền tách biệt với tiền lương, phúc lợi và
các khoản tiền thưởng/ hoa hồng khác
được quy định trong hợp đồng lao động. Signing bonus có thể là:
- Một khoản tiền thanh toán duy nhất
- Nhiều lần thanh toán trong một khoảng thời gian
- Cổ phiếu công ty
2. Tại sao các doanh nghiệp lại đưa ra Signing Bonus?
Các doanh nghiệp đưa ra Signing Bonus để
thu hút nhân viên có kỹ năng hoặc trình độ làm việc cho họ. Cụ
thể bao gồm một số lý do như sau
2.1 Làm cho mức lương hấp dẫn hơn
Các công ty không thể đáp ứng yêu cầu về lương cho các ứng viên, họ có thể
bổ sung vào offer bằng tiền bonus. Cung cấp tiền thưởng một lần cho nhân
viên tiềm năng có thể khuyến khích họ nhận công việc ngay cả khi mức lương
thấp hơn mức họ mong muốn. Các cá nhân có thể nhận được tiền trả trước một
lần nếu cần tài chính. Công ty cũng được lợi vì khoản chi này nằm trong quỹ
lương kế hoạch.
2.2 Bù đắp thêm thu nhập cho ứng viên
Nếu một ứng viên tiềm năng có thể mất khoản tiền thưởng hiện tại hoặc tiền
hoa hồng dự kiến. Hay thời gian nghỉ có lương, các đãi ngộ khác khi họ rời
bỏ công việc hiện tại, công ty tuyển dụng có thể đưa ra một khoản
signing bonus để bù đắp cho những mất mát đó.
2.3 Hỗ trợ chi phí đi lại
Các công ty có thể tuyển dụng bên ngoài thành phố, tỉnh hoặc lãnh thổ của họ
để tìm ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm họ cần. Tuy nhiên, những ứng viên
sống ở nơi khác ít có khả năng chấp nhận công việc đòi hỏi phải di chuyển
xa. Việc đổi nơi sinh sống là một quyết định lớn và chi phí cho di chuyển và
bắt đầu lại ở một thành phố mới khá đắt đỏ. Trong trường hợp này, công ty có
thể đưa ra một khoản tiền thưởng ký hợp đồng bao gồm chi phí đi lại để
khuyến khích họ nhận công việc.
2.4 Chiêu mộ nhân tài
Các ứng viên triển vọng nhất trong ngành thường nhận được nhiều lời mời làm
việc. Nếu một công ty xem xét thấy một ứng viên có những lời mời làm việc
khác, công ty có thể đưa ra một khoản signing bonus hậu hĩnh để
lôi kéo ứng viên
chấp nhận lời mời làm việc của họ. Điều này khá phổ biến khi tuyển dụng
những sinh viên giỏi mới tốt nghiệp đại học. Nhiều công ty muốn thu hút
những người trẻ tài năng nhất vào tổ chức của họ và đào tạo họ từ đầu.
2.5 Tuyển dụng ứng viên có trình độ chuyên môn cao
Một số ngành công nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên đủ điều
kiện. Các vị trí đòi hỏi kỹ năng khó tìm hoặc chuyên môn cao bao gồm:
- Phát triển phần mềm, lập trình
- Chăm sóc sức khỏe (điều dưỡng, y tá…)
- Ngành y tế
- Dịch vụ khách hàng
- Thống kê, phân tích dữ liệu
Cách doanh nghiệp trong những ngành này cạnh tranh khốc liệt để tìm kiếm ứng
viên. Theo đó họ thường đưa ra Signing Bonus khi ký hợp đồng lao động để tạo
sự khác biệt với các đối thủ và có được ứng viên tiềm năng, phù hợp với yêu
cầu công việc đòi hỏi chuyên môn cao.
2.6 Tuyển dụng các vị trí cấp cao
Các giám đốc điều hành và quản lý cấp cao thường có công việc ổn định hoặc
rất khó tuyển dụng họ. Muốn lấp đầy những vị trí này
bắt buộc thường phải tuyển dụng ứng viên từ các đối thủ khác. Họ đưa ra signing bonus để thu hút các chuyên gia này đến với công ty.
Nhiều vị trí cấp cao muốn phần thưởng này vì trình độ kỹ năng cao và nhiều
năm kinh nghiệm của họ xứng đáng với điều đó. Cung cấp tiền thưởng khi ký
hợp đồng cho thấy họ có một công ty sẵn sàng đầu tư vào tài năng của họ.
3. Ưu và nhược điểm khi áp dụng Signing Bonus đối với người lao động
Về phía người lao động, Signing Bonus có những thuận lợi và khó khăn
khác với người sử dụng lao động. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình không
bị ảnh hưởng, bạn cần nắm rõ những điểm sau:
3.1 Ưu điểm
Dưới đây là những lợi ích của signing bonus, tại sao bạn nên biết về nó và
cách thương lượng để nhận được tiền thưởng.
3.1.1 Thể hiện rằng công việc của bạn có giá trị
Signing bonus không chỉ khiến công việc trở nên hấp dẫn hơn trong mắt ứng
viên mà còn cho thấy rằng công việc bạn sẽ làm là quan trọng và có cam kết.
Từ đó, những lợi ích khi gia nhập công ty này đã nâng cao sự tự tin của bạn
trong công việc.
3.1.2 Bù đắp một phần chi phí khi bắt đầu nhận việc mới
Rời bỏ công việc cũ có thể mất rất nhiều thời gian và chi phí. Bạn có thể
cần dành một khoảng thời gian không làm gì để tìm kiếm cơ hội làm việc. Vì
vậy Signing Bonus sẽ là một khoản tiền thưởng lý tưởng.
3.1.3 Lương và phúc lợi không như mong đợi
Một công việc tốt nhưng lương và phúc lợi lại không như mong đợi sẽ khiến
bạn thất vọng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn làm công việc đó, hãy thương
lượng về các khoản tiền thưởng để được đền bù hợp lý.
3.1.3 Một thước đo tốt để so sánh các lựa chọn
Giả sử bạn nhận được nhiều lời mời làm việc với cùng một công việc, mức
lương và phúc lợi; một offer có signing bonus và một offer không có, bạn sẽ
chọn cái nào? Tôi tin rằng câu trả lời sẽ nghiêng về tiền bonus.
3.2 Nhược điểm
Một công việc mới ổn định cộng với tiền thưởng là tin tuyệt vời cho bất kỳ
nhân viên nào. Tuy nhiên, có một số hạn chế khi nhận Signing Bonus mà
bạn nên cân nhắc như sau:
3.2.1 Ràng buộc với công ty
Một số công ty có thể yêu cầu bạn phải làm việc với họ trong một khoảng thời
gian nhất định nếu bạn nhận Signing Bonus. Nếu bạn nghỉ việc sớm hơn, bạn có
thể phải trả lại số tiền này.
3.2.2 Phải đóng thuế
Tùy thuộc vào quy định về thuế tại quốc gia hoặc khu vực của bạn, Signing
Bonus có thể bị tính thuế. Điều này có nghĩa là số tiền bạn thực sự nhận
được có thể ít hơn số tiền ban đầu.
3.2.3 Mất đi cơ hội đàm phán lương cao hơn
Đôi khi, nhận Signing Bonus có thể khiến bạn mất cơ hội đàm phán cho một mức
lương cao hơn nếu công ty sử dụng nó như một cách để "mua" sự đồng ý của bạn
với mức lương hiện tại.
4. Khi nào doanh nghiệp trả tiền thưởng bonus?
Công ty trả một phần hoặc toàn bộ signing bonus sau khi một ứng viên tiềm
năng hoàn thành quy trình tuyển dụng, vượt qua bài test phỏng vấn và bắt đầu
công việc mới. Các doanh nghiệp thường trả tiền thưởng khi:
- Sau khi người lao động chấp nhận lời mời làm việc và ký hợp đồng lao động chính thức.
- Trả cùng với tiền lương tháng đầu tiên của nhân viên.
- Sau khi một nhân viên đã làm việc với công ty trong một thời gian nhất định, thường là một vài tháng, tùy thuộc vào thỏa thuận của công ty.
- Nếu số lượng lớn thì có thể kéo dài đến vài năm.
Một số tiền thưởng đi kèm với các yêu cầu mà các công ty nên quy định rõ bao
gồm:
- Nếu bạn muốn duy trì tiền thưởng của mình, bạn phải làm việc cho công ty ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nếu bạn rời đi trước thời gian này, bạn có thể phải hoàn trả tiền thưởng của mình hoặc bị khấu trừ thuế vào tiền lương tháng trước.
- Signing Bonus đầy đủ được trao khi đạt được KPIs đã thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định.
- Trì hoãn trả tiền thưởng cho đến khi bạn làm việc cho công ty được một thời gian. Điều này thường xảy ra với các hợp đồng lĩnh vực thể thao. Trong đó các cầu thủ phải ở trong đội ít nhất vài năm để nhận được toàn bộ tiền thưởng.
5. Kinh nghiệm đàm phán Signing Bonus hiệu quả
Ngoài việc cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc ký kết tiền thưởng, bạn
có thể áp dụng các kỹ thuật sau để cởi mở và thương lượng các khoản tiền
thưởng ký kết có lợi cho bạn.
5.1 Đợi đến khi nhận offer chính thức
Thời điểm tốt nhất để đưa ra yêu cầu về Signing Bonus là sau khi nhận được
lời mời làm việc chính thức. Nếu người sử dụng lao động công khai tiền bonus
trước, hãy tận dụng cơ hội ngay bây giờ và thương lượng mức mà bạn cảm thấy
mình xứng đáng.
5.2 Nghiên cứu kỹ thông tin lương, thưởng
Hiểu biết về vấn đề này sẽ làm tăng khả năng đàm phán thành công. Bạn
nên tìm hiểu về các phúc lợi mà công ty đưa ra và nghiên cứu các mức lương,
thưởng trên thị trường để có được bức tranh toàn cảnh nhất.
5.3 Xác định số tiền thưởng cụ thể
Sau khi bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình, hãy đưa ra mức tiền bonus cụ
thể mà bạn muốn nhận và lý do tại sao bạn xứng đáng với chúng. Một gợi ý
chân thành là nên yêu cầu signing bonus tối thiểu và tối đa mà bạn muốn
nhận.
5.4 Sẵn sàng đàm phán với chủ doanh nghiệp
Người sử dụng lao động có thể muốn thưởng cho bạn số tiền thưởng khi ký hợp
đồng ít hơn mức bạn muốn. Tại thời điểm này, hãy thoải mái thương lượng với
họ về số tiền thưởng tối thiểu đã thiết lập trước đó của bạn.
5.5 Đảm bảo “giấy trắng mực đen”
Tất cả các thỏa thuận cần
phải được ghi lại trên giấy tờ, hợp đồng. Nếu doanh nghiệp chưa sẵn
sàng cho việc cam kết hoặc thể hiện rõ việc ký kết điều khoản thưởng trong
hợp đồng lao động thì nên chủ động đề nghị hỗ trợ thêm.
Signing Bonus chính là một trong những biện pháp hiệu quả mà các công
ty áp dụng để thu hút và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, người lao động cũng
cần hiểu rõ về những ưu điểm và hạn chế của Signing Bonus là
gì để có lựa chọn phù hợp. Điều này giúp bạn tăng cơ hội trong việc
thương lượng lương và các quyền lợi khác.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng
tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như
cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://tanca.io/blog/signing-bonus-la-gi-tim-hieu-cach-doanh-nghiep-thu-hut-nhan-tai