Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề So sánh chứng chỉ APC và
CPA của giới "kế, kiểm". Bài viết dành cho các kế toán, kiểm toán đang muốn
tìm hiểu thêm về APC và CPA. AGS muốn chia sẽ về chủ đề này bởi vì các chứng
chỉ này rất quan trọng đối với kế, kiểm.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chứng chỉ APC và CPA là gì? Vai trò của chứng chỉ APC và CPA
Chứng chỉ APC - Chứng chỉ hành nghề kế toán (hay còn gọi là chứng chỉ kế toán
viên) là chứng nhận hành nghề kế toán được cấp khi cá nhân vượt qua kỳ thi do
Bộ Tài chính tổ chức. Chứng chỉ APC là cơ sở để công nhận một kế toán viên
chuyên nghiệp và đánh giá về chuyên môn, phẩm chất của kế toán viên.
Chứng chỉ CPA - Chứng chỉ hành nghề kiểm toán là một loại chứng chỉ hành nghề
cho những người làm kế toán, kiểm toán, được công nhận bởi Hiệp hội nghề
nghiệp trong nước/quốc tế.
Chứng chỉ APC và CPA có vai trò trong hành nghề và sự nghiệp của các kế toán,
kiểm toán viên, cụ thể giúp kế toán, kiểm toán viên:
- Mở rộng con đường sự nghiệp và có nhiều cơ hội là việc tại các công ty về kế toán kiểm toán hàng đầu, đảm nhận vai trò kiểm soát nội bộ trong các công ty hoặc có thể tự mở dịch vụ riêng.
- Nâng mức thu nhập của kế toán, kiểm toán viên.
- Giúp khẳng định vị thế của bản thân trong công việc bởi khi đã có chứng chỉ này thì cá nhân đã được công nhận là một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, có kiến thức về chuyên môn vững vàng.
2. So sánh chứng chỉ APC và CPA mới nhất
Giống nhau:
- Đều là chứng chỉ hành nghề khi người dự thi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn quy định.
- Điều kiện dự thi (quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC) gồm có:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực và có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kiểm toán, kế toán.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kiểm toán, kế toán tối thiểu từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học/sau đại học cho đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Phải nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí dự thi chứng chỉ.
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015.
Khác nhau:
3. Công việc nào cần có chứng chỉ APC và CPA?
Để lựa chọn thi chứng chỉ APC hay CPA phù hợp với nhu cầu công việc thì cần
phải hiểu rõ công việc nào cần có 02 chứng chỉ này.
- Công việc phải có chứng chỉ APC: Chứng chỉ này bắt buộc đối với cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau đây:
- Người được thuê làm sổ sách về kế toán.
- Cá nhân kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.
- Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.
- Công việc phải có chứng chỉ CPA, gồm:
- Đối với cá nhân: Chỉ kiểm toán viên có chứng chỉ này mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán.
- Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì để thanh lập doanh nghiệp về kiểm toán thì:
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, phải có ít nhất từ 02 - 05 thành viên
góp vốn là kiểm toán viên hành nghề trong công ty.
Người đại diện pháp luật, Giám đốc/Tổng Giám đốc là kiểm toán viên.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/chung-chi-apc-va-cpa-565-96747-article.html