hoạt động
trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản
lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ
và trào lưu khởi nghiệp, “Startup” đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc, khơi
gợi niềm đam mê và khát vọng chinh phục những đỉnh cao mới. Vậy, công ty Startup
là gì? Hành trình khởi nghiệp ẩn chứa những thử thách và cơ hội nào? Có lời
khuyên nào dành cho những người đang có ý định khởi nghiệp không?
Hãy cùng
AGS khám phá qua bài viết
sau đây.
1. Startup là gì? Hiểu đúng về công ty Startup
1.1 Định nghĩa Startup
Startup là một thuật ngữ dùng để mô tả những
công ty mới thành lập, thường có quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ. Nhiều người còn sử
dụng thuật ngữ này để chỉ các công ty công nghệ đang trong giai đoạn khởi
nghiệp. Startup thường mang đến các sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo nhằm giải
quyết các vấn đề thực tế của khách hàng.
Liên quan tới khái niệm này, lean startup (khởi nghiệp tinh gọn) là chiến
lược kinh doanh định hướng cho các công ty startup cung cấp sản phẩm hoặc dịch
vụ dựa trên nhu cầu đã được xác thực, thay vì tạo ra nhu cầu mới và chờ đợi
thị trường chấp nhận. Phương pháp khởi nghiệp này được xem là an toàn, đơn
giản, giúp các Startup rút ngắn thời gian thu lợi nhuận nhờ cắt giảm chi phí
vận hành.
|
Start Up là gì ? |
1.2 Sự khác nhau giữa khởi nghiệp (startup) và lập nghiệp (entrepreneurship)
Khởi nghiệp (startup) đặt mục tiêu tạo ra giá
trị và giải pháp mới cho thị trường, thường bắt đầu từ con số ‘0’. Ngược lại,
lập nghiệp (entrepreneurship) mang ý nghĩa rộng hơn, liên quan đến việc xây
dựng và phát triển sự nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Grab, Uber, và Airbnb
là những ví dụ điển hình của khởi nghiệp. Các doanh nghiệp được thành lập sau
đó như Gojek hay be chỉ được coi là lập nghiệp.
Cụ thể, sự khác biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp thể hiện qua những khía
cạnh sau:
Khía cạnh
|
Khởi nghiệp (startup)
|
Lập nghiệp (entrepreneurship)
|
Hình thức
|
– Thành lập công ty – Sáng tạo dự
án kinh doanh hoàn toàn mới, chưa ai từng làm.
|
– Thành lập công ty – Bắt đầu sự
nghiệp trong một công ty, tổ chức. – Phát triển ngành nghề kinh doanh đã có sẵn trên thị trường.
|
Tính đổi mới
|
– Bắt đầu từ ý tưởng mới, tập trung vào việc sáng tạo ra giá trị mới
cho thị trường, cung cấp giải pháp mới để giải quyết vấn đề còn tồn
đọng.
|
– Phát triển từ mô hình kinh doanh không có gì mới lạ và tập trung
vào lợi nhuận.
|
Nguồn vốn
|
– Người khởi nghiệp thường tự bỏ tiền, góp vốn với cộng sự, hoặc vay
mượn người thân hay ngân hàng để thành lập công ty. – Họ có thể gọi vốn từ các nhà đầu tư, từ cộng đồng, từ các quỹ đầu
tư khởi nghiệp, nhà đầu tư thiên thần,…
|
– Người lập nghiệp thường tự bỏ tiền, góp vốn với cộng sự, vay từ
người thân, vay ngân hàng để thành lập công ty hoặc gây dựng địa điểm
kinh doanh.
|
Khả năng gặp rủi ro
|
– Cao hơn, vì khởi nghiệp đòi hỏi số vốn đầu tư lớn để thử nghiệm ý
tưởng mới và biến ý tưởng đó trở thành mô hình kinh
doanh thực tế.
|
– Thấp hơn, vì phát triển sự nghiệp từ mô hình kinh doanh sẵn có, đã
được thị trường chấp nhận và đã được nhiều người thử nghiệm thành
công.
|
1.3 Công ty Startup có phải doanh nghiệp SME?
Doanh nghiệp SME thường bị nhầm lẫn với doanh
nghiệp Startup, nhưng thực tế hai mô hình này hoàn toàn khác nhau. Startup
không nhất thiết phải là SME. Bảng so sánh chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu
rõ hơn sự khác biệt giữa hai mô hình doanh nghiệp này.
Đặc điểm
|
Doanh nghiệp SME
|
Startup
|
Quy mô
|
Nhỏ và Vừa
|
Siêu nhỏ hoặc Nhỏ
|
Tuổi đời
|
Đã hoạt động trên thị trường từ 3 đến 5 năm.
|
Vừa mới thành lập
|
Mục tiêu
|
Tập trung vào sự phát triển ổn định, bền vững và có thể mở rộng quy mô
|
Tập trung vào sự tăng trưởng nhanh, có đột phá
|
Lợi nhuận
|
Thường sẽ có lãi
|
Thời gian đầu chưa thể sinh lãi
|
Khả năng cạnh tranh
|
Tương đối cao
|
Cao
|
Yêu cầu về vốn
|
Ít hơn
|
Nhiều hơn
|
Nguồn hỗ trợ
|
Từ Chính phủ và các tổ chức tài chính
|
Từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm
|
1.4 Đặc điểm chung của các công ty Startup
Tập trung vào sự đột phá
Những doanh nghiệp Startup tạo ra các sản phẩm
hoặc dịch vụ chưa từng xuất hiện trên thị trường hoặc cải tiến vượt bậc so với
các sản phẩm hiện có. Ví dụ, họ có thể phát triển công nghệ mới như thiết bị
làm việc nhà thông minh; hoặc công nghệ sản xuất độc đáo như in 3D, hoặc giới
thiệu mô hình kinh doanh hoàn toàn mới như Airbnb.
Tham vọng không giới hạn
Các doanh nghiệp Startup không bao giờ đặt ra
giới hạn cho sự tăng trưởng. Họ luôn có tham vọng lớn, mong muốn phát triển
tối đa và vượt qua mọi giới hạn. Những doanh nghiệp này thường tạo ra ảnh
hưởng lớn trên thị trường, được coi là những người “phá băng” mở đường, giống
như cách dòng iPhone của Apple tiên phong phát triển thị trường cho smartphone
và tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động.
2. Các hình thức khởi nghiệp phổ biến
Startup theo sở trường
Đây là hình thức khởi nghiệp đơn giản nhất,
dựa trên kiến thức, kỹ năng, đam mê, và kinh nghiệm đã tích lũy được sau nhiều
năm làm việc. Ví dụ, một blogger về ẩm thực có thể khởi nghiệp với một mô hình
kinh doanh thực phẩm mới sau nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm.
Startup quy mô vừa và nhỏ
Những Startup này hoạt động trong các lĩnh vực
kinh doanh đa dạng và phổ biến trên thị trường như quán ăn, nhà hàng, quán cà
phê, salon tóc,… Đây là hình thức khởi nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam, mặc
dù doanh thu không quá lớn nhưng hạn chế được rủi ro và góp phần tạo ra nhiều
công ăn việc làm.
Startup có khả năng mở rộng
Thường xuất hiện trong lĩnh vực công nghệ, đặc
điểm của các Startup này có ý tưởng độc đáo và đột phá, có thị trường mục tiêu
tiềm năng, mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng, dễ dàng nhận được nguồn vốn
đầu tư khổng lồ và vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ tiêu biểu là Tiktok,
đã tạo nên dấu ấn lớn trong lịch sử mạng xã hội và có tiềm năng phát triển
mạnh mẽ.
Startup có thể được mua lại
Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều hướng tới
mục tiêu trở thành tập đoàn lớn, tuy nhiên trong một số trường hợp, họ sẽ được
mua lại bởi các tập đoàn lớn và dừng hoạt động. Những Startup này thường gặp
phải thị trường mục tiêu không có tiềm năng mở rộng như họ tính toán ban đầu,
tuy nhiên họ lại bổ sung thị trường mới cho các doanh nghiệp lớn khác. Ví dụ
điển hình là Instagram, được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá khoảng 1 tỷ
USD.
Startup từ xã hội
Về cơ bản, các Startup này không phải là công
ty phi lợi nhuận, họ vẫn có nguồn thu nhập, tuy nhiên không cao như các
Startup khác. Mục tiêu và định hướng chính của họ là tạo ra giá trị tích cực
cho xã hội và cộng đồng. Lấy ví dụ ở Việt Nam, Tohe là một Startup Sản xuất và
bán các sản phẩm handmade của trẻ em, nhằm mục tiêu tạo sân chơi nghệ thuật và
cơ hội phát triển sáng tạo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
3. Các giai đoạn phát triển của một công ty Startup
Giai đoạn 1 – Định hướng doanh nghiệp
Trong giai đoạn đầu này, việc triển khai các ý
tưởng ban đầu và lập kế hoạch thực hiện là vô cùng quan trọng. Nếu không có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp dễ dàng lạc lối ngay từ những bước chập chững
đầu tiên. Khi đã xác định chắc chắn ý tưởng và xây dựng kế hoạch chi tiết, đó
sẽ là lúc tất cả các thành viên trong nhóm Startup bắt tay vào thực hiện.
Giai đoạn 2 – Đối mặt thử thách
Đây là quãng thời gian khó khăn nhất đối với
hầu hết các Startup. Phần lớn các doanh nghiệp Startup tại Việt Nam không thể
vượt qua giai đoạn này và nhanh chóng thất bại hoặc buộc phải thay đổi mô hình
kinh doanh. Tại thời điểm này, các thành viên trong nhóm “vỡ mộng” vì kết quả
không đạt kỳ vọng, cùng với những yếu tố khách quan và chủ quan tác động mạnh
đến doanh nghiệp, dẫn đến sự sụt giảm số lượng nhân sự một cách nhanh
chóng.
Giai đoạn 3 – Hòa nhập thị trường
Đây là giai đoạn phục hồi sau những khó khăn
ban đầu. Năng suất lao động bắt đầu tăng lên, các thành viên làm việc hiệu quả
và ăn ý hơn. Xuất hiện các dấu hiệu hy vọng như đạt được mục tiêu doanh thu,
tăng trưởng theo chiều hướng tích cực hoặc giảm thiểu thua lỗ so với trước.
Dựa trên những mục tiêu ngắn hạn đã đạt được, công ty tiếp tục xây dựng cơ sở
hạ tầng vững chắc và tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài, bao gồm tăng
cường đội ngũ nhân tài để phục vụ cho các kế hoạch tương lai.
Giai đoạn 4 – Phát triển doanh nghiệp
Đây là giai đoạn lý tưởng nhất, là mục tiêu mà
tất cả các Startup đều hướng đến. Trong giai đoạn này, các co-founder sẽ đề ra
các kế hoạch mới và mục tiêu dài hạn lớn hơn. Bộ máy hoạt động của doanh
nghiệp dần đi vào quỹ đạo, trở nên hệ thống và chặt chẽ hơn. Với kinh nghiệm
và kỹ năng chuyên môn, đội ngũ nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những
thành tựu phát triển vượt bậc.
4. Thách thức, cơ hội cho các Startup Việt trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay, các Startup đang đối
mặt với nhiều cơ hội và thách thức khác nhau. Dưới đây là một số điểm nổi
bật:
4.1. Thách thức
Cạnh tranh cao
Dễ thấy rằng ngày càng nhiều Startup ra đời,
dẫn đến cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút khách hàng và nhà đầu tư. Song
song với đó, các doanh nghiệp lớn cũng đang chuyển mình nhanh chóng và đầu tư
vào công nghệ, gây áp lực lớn lên các Startup.
Khó khăn về tài chính
Không phải lúc nào Startup cũng dễ dàng huy
động đủ vốn để phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, trong
bối cảnh khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào các
công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á – bao gồm Việt Nam – đã giảm sút mạnh từ năm
2023. Ngay cả sau khi đã gọi vốn thành công, kiểm soát chi phí và quản lý dòng
tiền hiệu quả cũng là thách thức lớn đối với nhiều Startup.
Nhân lực và đội ngũ
Các Startup thường gặp khó khăn trong việc thu
hút và giữ chân nhân tài, đặc biệt là khi cạnh tranh với các công ty lớn có
tiềm lực tài chính mạnh. Nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn đầu cũng gặp khó
trong xây dựng sơ đồ tổ chức, truyền động lực cho nhân viên, đồng thời đào tạo
và phát triển kỹ năng cho đội ngũ để đáp ứng yêu cầu công việc.
Quản lý và vận hành
Khi Startup phát triển nhanh chóng, việc quản
lý và duy trì sự tăng trưởng bền vững là một thách thức lớn. Các Startup sẽ
phải đối mặt với hàng loạt rủi ro: từ rủi ro thị trường, rủi ro công nghệ đến
rủi ro pháp lý và tuân thủ. Các thách thức về kinh tế và xã hội, hoặc thay đổi
trong môi trường kinh doanh như khủng hoảng kinh tế, đại dịch Covid-19… có thể
ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Startup.
4.2. Cơ hội
Công nghệ và đổi mới
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới
như AI, IoT, blockchain, công nghệ sinh học,… mở ra nhiều cơ hội cho các
Startup sáng tạo và đột phá. Các Startup hoàn toàn có thể tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ mới mẻ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thị trường mở
Sau khi có được sản phẩm, các Startup giờ đây
đã có thể tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua thương mại điện tử và các
kênh phân phối quốc tế. Đồng thời, với thị hiếu người tiêu dùng và xu hướng
của xã hội thay đổi liên tục, các sản phẩm và dịch vụ mới lạ có nhiều cơ hội
hơn để gia nhập thị trường và chiếm được thị phần.
Nguồn vốn và đầu tư
Mặc dù nền kinh tế nói chung khó khăn, nhưng
vẫn có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm và nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng đầu tư
vào các ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng. Các nền tảng gọi vốn cộng đồng giúp các
Startup huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau một cách dễ dàng. Nhiều tổ chức
phi chính phủ cũng đang triển khai các chương trình hỗ trợ hiệu quả, từ tài
chính đến đào tạo và kết nối mạng lưới. Các Startup cũng có cơ hội tái cấu
trúc để trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn, tham gia vào các hoạt động sáp nhập
và mua lại (M&A).
5. Bạn đang có dự định khởi nghiệp? Đừng bỏ qua các lời khuyên sau
Để một Startup hoạt động thành công, bạn cần có sự hỗ trợ từ các yếu tố
sau:
Nắm bắt thời điểm: Lựa chọn đúng thời điểm để bứt phá
Thời điểm khởi nghiệp đóng vai trò then chốt
trong việc quyết định thành công hay thất bại. Hãy dành thời gian nghiên cứu
thị trường, đánh giá xu hướng và nhu cầu của khách hàng để lựa chọn thời điểm
thích hợp nhất cho dự án của bạn. Giống như một tay đua cừ khôi, hãy chọn thời
điểm xuất phát hoàn hảo để bứt phá và dẫn đầu đường đua.
Nghiên cứu thị trường: Hiểu thấu nhu cầu, chinh phục khách hàng
Hãy dành thời gian nghiên cứu các yếu tố của
môi trường kinh doanh một cách chi tiết và chuyên sâu. Hiểu rõ khách hàng mục
tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường là chìa khóa để bạn xây dựng
chiến lược kinh doanh hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo dựng lợi
thế cạnh tranh cho Startup của mình.
Vốn đầu tư: Chìa khóa mở ra cánh cửa cơ hội
Vốn đầu tư chính là nền tảng vững chắc cho mọi
Startup. Bạn cần đảm bảo nguồn lực tài chính dồi dào để hiện thực hóa ý tưởng,
từ việc phát triển sản phẩm, xây dựng mô hình kinh doanh đến mở rộng thị
trường. Nguồn vốn có thể đến từ chính bản thân bạn (Founder, Co-founder), gia
đình, bạn bè hoặc các nhà đầu tư tiềm năng. Hãy tự tin thuyết phục họ về tiềm
năng to lớn của dự án khởi nghiệp và tầm nhìn chiến lược của bạn.
Lập kế hoạch và chiến lược: Chiến lược thông minh, dẫn lối thành công
Kế hoạch và chiến lược là kim chỉ nam dẫn dắt
Startup của bạn đi đúng hướng. Hãy đặt ra mục tiêu cụ thể, xây dựng chiến lược
marketing hiệu quả và lên kế hoạch tài chính hợp lý. Một kế hoạch chi tiết và
chiến lược thông minh sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, tối ưu
hóa nguồn lực và đem lại lợi ích chung cho tổ chức.
Phân công và giao nhiệm vụ: Tối ưu hóa nguồn nhân lực
Hãy học cách phân công công việc hợp lý cho
từng thành viên trong nhóm, dựa trên năng lực và sở trường của mỗi người. Giao
tiếp hiệu quả, tin tưởng và trao quyền cho nhân viên sẽ giúp bạn xây dựng một
môi trường làm việc năng động, sáng tạo và đạt được hiệu quả công việc cao
nhất.
Tinh thần tự giác và kỷ luật: Bí quyết chinh phục mọi mục tiêu
Làm việc cho Startup đòi hỏi tinh thần tự giác
và kỷ luật cao ở mọi khía cạnh của công việc. Hãy sắp xếp thời gian hợp lý,
xây dựng hệ thống các nguyên tắc làm việc, đặt ra KPI và OKR theo từng chu kỳ,
đề cao trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật chung của công ty. Tinh thần làm việc
chuyên nghiệp và ý chí quyết tâm cao sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử
thách và gặt hái thành công vang dội.
Xây dựng kỹ năng xã hội: Mở rộng mạng lưới, kiến tạo thành công
Khởi nghiệp không chỉ là hành trình đơn độc mà
đòi hỏi sự hợp tác và hỗ trợ từ nhiều người. Hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp,
xây dựng mối quan hệ với đối tác, nhà đầu tư, chuyên gia và khách hàng. Mạng
lưới kết nối vững mạnh sẽ là bệ phóng giúp bạn hiện thực hóa ý tưởng và mở ra
cánh cửa thành công.
6. Kết luận
Khởi nghiệp là một hành trình đặc biệt, mà chỉ
khi trải nghiệm bạn mới có thể thực sự thấu hiểu. Nếu bạn cảm thấy có một sự
thôi thúc mãnh liệt để tạo ra điều gì đó, hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ và sẵn
sàng đón nhận những thách thức đầy mới mẻ. Chúc bạn thành công với ước mơ khởi
nghiệp của riêng mình!