Tổng cục Hải quan là cơ quan như thế nào và Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan được quy định như thế nào?

2024/10/24

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Tổng cục Hải quan là cơ quan như thế nào và Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan được quy định như thế nào?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Tổng cục Hải quan là cơ quan như thế nào?


Tổng cục Hải quan theo quy định tại Điều 1 Quyết định 65/2015/QĐ-TT quy định như sau:
Vị trí và chức năng
  1. Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.
  2. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Tổng cục Hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan là cơ quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan được quy định tại Điều 2 Quyết định 65/2015/QĐ-TT như sau:
  • Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
    • Các dự án Luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hải quan;
    • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan;
    • Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
  • Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
    • Dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về hải quan;
    • Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan;
    • Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của Luật Hải quan.
  • Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; văn bản cá biệt theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.
  • Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
  • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan.
  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
    • Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
    • Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật;
    • Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
    • Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    • Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
    • Tổ chức thực hiện công tác phân tích, kiểm tra về tiêu chuẩn, chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đề nghị của các Bộ hoặc phân công của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện công tác phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
    • Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về hải quan;
    • Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong ngành hải quan.
  • Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan; tổ chức thực hiện một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và thực hiện cơ chế kết nối một cửa quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế, các quốc gia, các vùng lãnh thổ theo các cam kết quốc tế Việt Nam là thành viên hoặc theo phân công của Chính phủ; tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
  • Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
  • Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

III. Tổng cục Hải quan có bao nhiêu Tổng cục trưởng và Phó Tổng cục trưởng?

Lãnh đạo Tổng cục được quy định tại Điều 4 Quyết định 65/2015/QĐ-TTg như sau:
Lãnh đạo Tổng cục
  1. Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.
  2. Tổng cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.
  3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Theo đó, Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tong-cuc-hai-quan-la-co-quan-nhu-the-nao-nhiem-vu-quyen-han-cua-tong-cuc-hai-quan-duoc-quy-dinh-nhu-150671-179630.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ