Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động có được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Doanh nghiệp có trách nhiệm
trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc cho mình trong trường
hợp nào? Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định thế nào?
Để giải đáp các vấn đề trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung sau đây nhé.
I. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được quy định tại
khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao
gồm:
...
2.12. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không
theo đúng quy định hiện hành.
2.13. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.
2.14. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được
thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp
hội.
2.15. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do
chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh
ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một
trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp
thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá
đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh
doanh.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
không theo đúng quy định hiện hành thì khoản chi này không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
II. Doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc cho mình trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động
đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc
làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm
việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi
thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được
người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm.
Đồng thời, căn cứ khoản 11 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
...
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định
tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm
cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình
từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm trong trường hợp doanh nghiệp cho người lao động thôi
việc vì các lý do sau đây:
- Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp;
- Bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
III. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định thế nào?
Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định tại
khoản 5 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
5. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được quy
định như sau:
a) Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền
lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi
người lao động thôi việc, mất việc làm.
b) Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo
nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20
của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp
mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng
lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp
đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương
thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương
ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ
cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
6. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với
người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh
phí hoạt động của người sử dụng lao động.
Như vậy, theo quy định, tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là
tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước
khi người lao động mất việc làm.
Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo
nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính trợ cấp mất
việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao
động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung
tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức
lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ
cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu
vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/khoanchi-tra-tro-cap-mat-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-co-duoc-tru-khi-xac-dinh-thu-nhap-chiu-thue-th-141412.html