Vườn quốc gia Bạch Mã

2024/11/27

ViệtNam-Côngviênquốcgia

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. 
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một trong những khu vườn quốc gia nổi tiếng tại miền Trung Việt Nam, đó chính là vườn quốc gia Bạch Mã. Nơi đây là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Hội tụ hầu như đầy đủ các điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho động thực vật được phát triển mạnh mẽ, vì vậy nơi đây bảo tồn rất nhiều loài động thực vật được nằm trong sách đỏ.

Lịch sử hình thành và phát triển

Bạch Mã trước khi trở thành một vườn quốc gia đã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsii) chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia. Năm 1986, khu rừng cấm Bạch Mã - Hải Vân được thành lập với diện tích là 50.000ha.
Bạch Mã trước khi trở thành một vườn quốc gia đã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsii) chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia. Năm 1986, khu rừng cấm Bạch Mã – Hải Vân được thành lập với diện tích là 50.000ha.
Năm 1991, Vườn Quốc gia Bạch Mã chính thức được thành lập với tổng diện tích là 22.031ha trực thuộc Bộ Lâm nghiệp. Năm 2008, Vườn Quốc gia Bạch Mã được điều chỉnh mở rộng với tổng diện tích là 37.487ha. Hiện nay, VQG Bạch Mã trực thuộc sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT.

Địa hình

Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 150 - 250, nhiều nơi có dốc đứng trên 400. Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong sạch tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng.

Khí hậu thủy văn

Vườn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân năm của toàn Vườn là 250C, riêng khu vực đỉnh Bạch Mã là 19 0C (độ cao >1.200m). Lượng mưa trung bình ở khu vực đỉnh Bạch Mã khoảng 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm trên toàn Vườn khoảng 3.500mm/năm.
Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng là 85%.
VQGBM là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cuđê và sông Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương).

Mục tiêu, nhiệm vụ:

Bảo tồn các hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền bắc và miền nam, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu của Vườn (Trĩ sao, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi lam mào đen, Voọc chà vá chân nâu, Sao la, Trầm hương, Kim giao...), bảo vệ các cảnh quan tự nhiên trong vườn, phục hồi lại những khu rừng đã bị tàn phá.

Các giá trị đa dạng sinh học:

Hệ động vật:

Qua điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được 1.715 loài (chiếm 7% tổng số loài trong cả nước) thuộc 52 bộ, 258 họ, 1080 giống. Hệ động vật ở đây rất đa dạng, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm và được thống kê chi tiết: Côn trùng có 17 bộ, 137 họ, 708 giống, 1.029 loài; Cá 6 bộ, 17 họ, 46 giống, 57 loài; Ếch nhái - Bò sát có 3 bộ, 19 họ, 64 giống, 134 loài; Chim có 16 bộ, 57 họ, 189 giống, 363 loài; Thú có 10 bộ, 28 họ, 73 giống, 132 loài.
Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam cần phải có giải pháp ưu tiên bảo tồn như sau:

* Khu hệ côn trùng (Insecta)

Tại Vườn quốc gia Bạch Mã đã xác định được 894 loài của 580 giống và nằm trong 125 họ và 17 bộ. Trong đó, bộ cánh vảy (Lepidoptera) đa dạng nhất với 310 loài (chiếm 34,68%), 190 giống (chiếm 32,76%), 22 họ (chiếm 17,6%). Tiếp đến là bộ cánh cứng (Coleoptera) với 200 loài (chiếm 22,37%), 145 giống, 17 họ (chiếm 13,6%). Sau đó là bộ cánh nửa (Hemiptera) với 60 loài (chiếm 6,71%), 47 giống (chiếm 8,1%) và 12 họ (chiếm 8,6%). Các bộ còn lại có số loài và số giống cũng khá cao, thấp nhất là bộ cánh da (Dermaptera) với 3 loài (chiếm 2,4%), 3 giống (chiếm 0,52%) và 3 họ (chiếm 0,34%). Qua các tỷ lệ % của các taxon bậc họ, giống và loài của côn trùng nhìn chung là thấp, phản ánh được sự đa dạng của côn trùng ở Vườn quốc gia Bạch Mã, nhất là côn trùng cánh cứng, cánh vảy, bọ que (phasmoptera), bọ ngựa (Mantoptera), chuồn chuồn (odonatoptera)...
Thành phần côn trùng ở Vườn quốc gia Bạch Mã đã được bổ sung các loài côn trùng ít gặp, quý hiếm, chỉ xuất hiện theo mùa và ở độ cao nhất định. Trong số này có thể kể đến các loài côn trùng sống ở độ cao lớn và hoạt động về đêm như: bọ que, côn trùng sống ở rừng rậm như bổ củi, bổ củi giả, cánh cứng ăn lá..., các loại bướm rừng thuộc họ Amathusidae và bướm tro thuộc họ Lycaenidae (Lepidoptera) côn trùng sống ở rừng rậm, hoạt động về đêm, bay nhanh, ưa ánh sáng đèn như ngài diều hâu, bướm mắt rắn. Bên cạnh đó, còn có nhiều loài côn trùng đẹp mắt có màu sắc, hình dáng, kích thước độc đáo và có khả năng ẩn náu hoặc ngụy trang như bọ sừng hươu (Lucanidae), bọ ngựa (Mantidae), bọ que (Phasmitidae), ve sầu sừng (Fulgoridae), bướm phượng (Papilionnidae), bướm giáp (Nymphalidae)... Đặc biệt, đã phát hiện các loài côn trùng có pha ấu trùng sống nơi suối chảy ở độ cao lớn như cánh úp (Plecoptera), cánh lông (Trichoptera), phù du (Ephemeroptera).
Đối với hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Bạch Mã, côn trùng có vai trò bổ sung nguồn gen quý hiếm, cải tạo đất, thụ phấn, đóng vai trò thiên địch, cung cấp mật ong, cung cấp thức ăn cho động vật lớn. Ngoài tác động tích cực, côn trùng cũng gây hại như ăn cá, đục thân cây cối và ngoại ký sinh, hút máu, truyền bệnh.

* Khu hệ cá (Pisces)

Cho đến nay, ở khu hệ cá Vườn quốc gia Bạch Mã đã xác định được 57 loài thuộc 48 giống, 17 họ, 6 bộ cá nước ngọt khác nhau. Trong đó bộ cá chép (Cypriniformes) có 3 họ (chiếm 17,65% tổng số họ) với 32 loài (chiếm 56,14% tổng số loài) và là bộ có ưu thế nhất về số loài. Tiếp đến là bộ cá vược (Perciformes) có 5 họ (chiếm 29,41%), 13 loài (chiếm 22,81%); bộ cá nheo (Silurifornes) với 5 họ (chiếm 29,41%) và 8 loài (chiếm 14,04%); bộ lươn (Symbranchiformes) có 2 họ (chiếm 11,76%) và 2 loài (chiếm 3,51%). Mỗi bộ cá thát lát (Osteoglossiformes) và bộ cá chình (Anguiliformes) chỉ có 1 họ (chiếm 5,88%) và mỗi họ chỉ có 1 loài (chiếm 1,75% tổng các loài đã thống kê). Thành phần loài của cá Bạch Mã thể hiện sự đa dạng động vật và mang tính chất giao lưu, chuyển tiếp của hai khu hệ cá nước ngọt Bắc và Nam Việt Nam, trong đó khu hệ cá Bắc Việt Nam ưu trội hơn. Ngoài ra, cá còn có vai trò sinh thái đáng kể và được thể hiện ở khả năng chuyển hóa vật chất hữu cơ từ môi trường nước cho các động vật tiêu thụ khác góp phần tạo nên cấu trúc bền vững hệ sinh thái tự nhiên. Đó là cá chép, cá diếc, cá cấn, cá bướm be, cá sứt môi, cá mại, cá chày đất, cá sỉnh, cá bám đá, cá rô phi...
Trong 57 loài cá thống kê đã xác định được 8 loài cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000 với các tình trạng khác nhau: cá chình hoa (Anguilla marmorata) bậc R, cá ngạnh (Cranoglanis bouderius) bậc V, cá quả (Ophiocephalus striatus) bậc T.

* Khu hệ lưỡng cư và bò sát (Amphibia và Reptilia)

Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy tại Vườn quốc gia Bạch Mã có 52 loài lưỡng cư (Amphibia) và bò sát (Reptilia) thuộc 3 bộ và 15 họ và 31 giống khác nhau. Trong đó, có 21 loài lưỡng cư với 7 giống, 5 họ và 1 bộ (bộ không đuôi - Anura). Giống ếch Rana có nhiều loài nhất với 12 loài trên tổng số 21 loài (chiếm 57,1%). Lớp bò sát có 31 loài, 24 giống, 10 họ và 2 bộ, trong đó bộ rắn nước (Columbridae) có nhiều giống nhất (10 giống trên tổng số 24 giống). So với toàn quốc, khu hệ lưỡng cư - bò sát Vườn quốc gia Bạch Mã có số lượng loài không nhiều, nhưng tỷ lệ loài đặc hữu khá cao: đạt 25% ở nhóm rùa; 14,28% ở nhóm ếch nhái; 12,5% ở nhóm thằn lằn và 5,26% ở nhóm rắn.



Trong số các loài lưỡng cư đã thống kê có 3 loài quý hiếm nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam và cần được bảo vệ: cóc mắt chân dài (Megophrys longipes), chàng Anđécson (Rana andersonii), ếch cây chân đen (Phacphorus nigropalmatus). Có 8 loài bò sát được ghi vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000. Đó là các loài: Ô rô vảy (Acanthosaura lepidogaster), rồng đất (Physignathus cocincinus), trăn mốc (Python molurus), rắn ráo (Ptyas korros), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn hổ mang (Naja naja), rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus) và rùa hộp (Coura galbinifrons). Trong đó, có 3 loài được đánh giá ở mức nguy cấp (V), một loài ở mức hiếm (R) và 4 loài còn lại ở mức bị đe dọa (T).
Trong các loài lưỡng cư - bò sát đã biết có nhiều loài có giá trị về sinh thái, kinh tế và dược liệu

* Khu hệ chim (Aves)

Hiện nay Khu hệ chim Vườn quốc gia Bạch Mã đã ghi nhận được 358 loài, 186 giống, 55 họ và 15 bộ. Các loài, giống, họ phân bố không đồng đều trong các bộ chim khác nhau. Tính đa dạng của các loài chim thể hiện ở các bậc taxon, đặc biệt là ở taxon bậc giống. Bộ Passeriformes đa dạng nhất ở tất cả các bậc taxon, vượt trội so với nhiều bộ khác với 191 loài (chiếm 53,2%), 91 giống (chiếm 48,92%) và 28 họ (chiếm 50,91%). Tiếp đến là các bộ cắt (Fanconiformes), bộ sả (Coraciformes), bộ cu cu (Cuculiformes)... số lượng ít nhất là bộ nuốc (Trogoniformes) chỉ có 1 loài (chiếm 0,28%), 1 giống (chiếm 0,54%) và 1 họ (chiếm 1,82%). So với danh lục chim trên toàn quốc, mức độ đa dạng về chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã là khá cao. Tại đây số loài chim chiếm 43,24% (358/828) tổng số loài, 67,90% (55/81) tổng số họ và 78,95% (15/19) tổng số chim của toàn quốc. Tính chất đa dạng của khu hệ chim Vườn quốc gia Bạch Mã mang đầy đủ tính đa dạng của khu hệ chim Bắc Trung bộ.




Các loài chim đặc hữu tiêu biểu có thể kể đến như: gà so Trung bộ (Arborophila merlini), gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), trĩ sao (Rheinartia ocellata), đuôi cụt bụng vằn (Pitta elliota), chim khách đuôi cờ (Temnurus temnurus), thầy chùa đít đỏ (Megalaima lagrandieri), chim mào vàng (Melanochlora sultanea gaeti), khướu mỏ dài (Jabouillera danjoui), hút mật đuôi nhọn (Aethopyga christinae). Tính chất đặc trưng của khu hệ chim Bắc Trung bộ đã giảm nhiều, nhưng lại có những yếu tố đặc hữu của Trung Trung bộ tăng lên. Đặc biệt nhất về khu hệ chim Bạch Mã là sự phong phú các loài thuộc bộ gà (Galliformes), nhất là các loài trĩ. Ở Bạch Mã có 7 loài trên tổng số 12 loài trĩ hiện có ở Việt Nam và 4 loài đặc hữu của khu vực nhỏ hẹp này. Đó là các loài gà lôi beli (Lophura nycthemera beli), gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), gà so gutta (Arborophila rufogularis guttata), gà so Trung bộ (Arborophila merlini).
Trong tổng số 358 loài chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã có 18 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và trong Danh lục đỏ Việt Nam (2002) và 26 loại có tên trong Danh lục thực vật, động vật cấm buôn bán, săn bắt của Nghị định 48/2002/NĐ-CP. Trong đó có gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), niệc nâu (Ptilalaemus tickelli) và ác là (Pica pica) là những loài chim quý hiếm ở mức độ nguy cấp (E), 12 loài ở mức độ bị đe dọa (T) và 8 loài hiếm (R). Có 6 loài trong Phụ lục IB, nghiêm cấm khai thác và sử dụng và 20 loài trong Phụ lục IIB, hạn chế khai thác và sử dụng.
Cũng giống với các động vật khác, chim ở Vườn quốc gia Bạch Mã có ý nghĩa lớn cả về sinh thái, nguồn gen, thiên địch lẫn thực phẩm và nguyên liệu.

* Khu hệ thú (Mammalia)

Kết quả điều tra và phân loại thú ở Vườn quốc gia Bạch Mã cho đến nay đã xác định được 132 loài thú nằm trong 72 giống, 28 họ và 10 bộ. Trong thành phần loài bộ ăn thịt (Carnivora) và bộ dơi là đa dạng nhất về taxon bậc họ với 6 họ chiếm 21,43% tổng số họ. Đa dạng về taxon bậc loài cao nhất là bộ dơi (chiroptera) với 64 loài (chiếm 48,48%). Tiếp đến là bộ ăn thịt với 23 loài (chiếm 17,42%); bộ gặm nhấm (Rodentia) với 4 họ (chiếm 14,29%), 21 loài (chiếm 15,91%) và bộ guốc chẵn (Artiodactyla) có 4 họ (chiếm 14,29%), 8 loài (chiếm 6,06%)... các bộ còn lại có số họ và loài thấp, chỉ có 1 họ và 1-2 loài như bộ tê tê, bộ nhiều răng, bộ ăn sâu bọ và bộ thỏ. Tính đa dạng về thành phần loài còn thể hiện ở chỗ là đa số các giống chỉ chứa 1 loài, giống chứa 2 - 3 loài rất ít.



Vườn quốc gia Bạch Mã có gần đủ bộ thú trên cạn của Việt Nam, trừ 2 bộ guốc ngón lẻ (Perissodactyla) và bộ có vòi (Proboscidae). Mười bộ thú ở đây đều có đại điện của hầu hết các họ thú trong cả nước. Riêng bộ linh trưởng (primates) có 9 loài của 3 họ chiếm 56,25% số loài trong cả nước. Bộ dơi (Chiroptera) với 64 loài chiếm tới 72,73% tổng số loài dơi trên toàn quốc. Có thể nói không một nơi nào ở nước ta có số lượng loài dơi nhiều như ở Bạch Mã, trung bình có 6 1oài/1.000ha (cao hơn các vườn quốc gia khác trong cả nước).


Động vật đặc hữu của Vườn quốc gia Bạch Mã là: vượn đen Siki (Nolnascus leucogennys siki), voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), cầy lỏn tranh (Herpestes jauanicus exilis), cheo cheo (Tragulus javanicus offinis), sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis). Một số phân loài đặc hữu địa phương như sóc chân vàng Pira (Callosciurus flavimanus pirata), thỏ nâu (Lepus nigricollis vassali),... và một số loài phụ khác.


Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở cực Nam khu địa động vật Bắc Trường Sơn nên nhóm thú đặc hữu cũng mang tính chất của khu hệ thú Bắc Trường Sơn và chiếm tỷ lệ đáng kể (12,12%) với sự hiện diện của khỉ vàng (Macaca mulatta), chuột đàn (Rattus flavipectus molliculus)... Ngoài những nét đặc trưng chung của khu địa động vật Bắc Trường Sơn, khu hệ thú Bạch Mã cũng có những nét riêng thể hiện tính chất chuyển tiếp giữa khu hệ thú miền Bắc và khu hệ thú miền Nam.
Trong số 132 loài thú đã ghi nhận có 33 loài của 10 bộ thú thuộc loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, trong đó 8 loài bậc E, 13 loài bậc V, 12 bậc R. Ngoài ra, còn có 3 loài thú mới cho khoa học đã được công bố vào cuối thế kỷ XX cần được bảo vệ.

Hệ thực vật:

Về hệ nấm và thực vật có 2.373 loài (chiếm gần 17% tổng số loài thực vật trong cả nước). Cụ thể chi tiết: Nấm có 55 họ, 332 loài. Rêu có 25 họ, 87 loài; Dương xỉ & họ hàng thân cận có 28 họ, 183 loài; Ngành Hạt trần có 7 họ, 22 loài; Ngành Hạt kín có 157 họ, 1.749 loài, trong đó lớp Một lá mầm có 464 loài, Hai lá mầm có 1.285 loài.
Qua kết quả kiểm kê năm 2011, có nhiều loài thực vật đặc hữu, quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam cần được ưu tiên bảo tồn:
  • Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 73 loài cần phải được bảo vệ, bao gồm các loài điển hình như: Pơ mu Fokienia hodginsii, Trầm hương Aquilaria crassna, Gụ lau Sindora tonkinensis, Gụ mật Sindora siamensis, Kiền kiền Hopea pierrei, Kim tuyến Anoectochilus roxburghii, Bảy lá một hoa Paris polyphylla,…
  • Đặc hữu có 204 loài, bao gồm các loài điển hình như: Kim giao Nageia fleuryi, Chân chim pà cò Schefflera pacoensis, Cà na mũi nhọn Canarium subulatum, Song đinh việt nam Diplopanax vietnamensis, Côm lá hẹp Elaeocarpus angustifolius, Đỗ quyên vân cẩm Rhododendron fortunei, Bọt ếch bạch mã Glochidion bachmaensis, Hoàng linh bắc bộ Peltophorum dasyrrachis, Cà đuối trung bộ Cryptocarya annamensis, Mã tiền núi đinh Strychnos dinhensis,…


Có 5 loài mới cho khoa học, được phát hiện đầu tiên và đặt tên Bạch Mã gồm:
  • Chìa vôi bạch mã - Cissus bachmaensis.
  • Côm bạch mã - Elaeocarpus bachmaensis .
  • Lá nón bạch mã - Licuala bachmaensis
  • Mây bạch mã - Calamus bachmaensis
  • Bọt ếch bạch mã - Glochidion bachmaensis

Hoạt động du lịch:

Giá trị du lịch của Bạch mã là cảnh quan tự nhiên và khí hậu (nhiệt độ 18 độ C - 23 độ C), với nhiều rãy núi cao, chia cắt tạo ra các khu hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng. Dịch vụ du lịch sinh thái ở đầy đã hình thành một số tuyến du lịch, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng...Với nhiều tuyến đường như: Đường mòn trĩ sao, đường mòn thác đỗ quyên, đường mòn thác ngũ hồ, đường mòn Hải Vọng Đài và một số địa điểm khác. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở đây khá phát triển như một số biệt thự thời Pháp đã được phục hồi làm trạm nghiên cứu, bãi cắm trại...

Địa điểm thú vị tại Vườn quốc gia Bạch Mã

Tham quan Vọng Hải Đài

Tọa lạc trên đỉnh Bạch Mã oai phong chính là Vọng Hải Đài với độ cao khoảng 1430m so với mực nước biển. Đây là địa điểm tham quan thú vị nhất tại vườn quốc gia Bạch Mã, đứng trên Vọng Hải Đài bạn có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toàn cảnh núi rừng hùng vĩ của Vườn quốc gia Bạch Mã, ngắm vịnh Lăng Cô hay biển Cảnh Dương xanh ngát như hòa với bầu trời làm một.

Khám phá Ngũ Hồ Bạch Mã

Từ Vọng Hải Đài đi xuống khoảng 2km bạn sẽ bắt gặp biệt thự Đỗ Quyên. Tại đây bạn chỉ cần đi theo bản chỉ dẫn để đến Ngũ Hồ Bạch Mã để khám phá năm hồ nước gây mê hoặc với những vẻ đẹp khác nhau. Nước hồ trong vắt kết hợp với địa hình độc đáo tạo nên khung cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc.

Check-in sống ảo tại thác Đỗ Quyên và thác Trĩ Sao

Thác Đỗ Quyên là nguồn cảm hứng bất tận của mỗi du khách khi đến vườn quốc gia Bạch Mã. Để đến được địa điểm này bạn cần đi xuống 689 bậc đá để chiêm ngưỡng dải lụa Đỗ Quyên tung bay trắng xóa trong vườn quốc gia Bạch Mã.
Thác Trĩ Sao cũng là điểm check-in sống ảo hấp dẫn gần đó. Sau khi leo qua các dốc núi, băng qua các đoạn rừng thưa thì bạn có thể đến nơi đây để cảm nhận tiếng nước chảy len lỏi qua từng bậc đá và ngắm nhìn hồ nước trong vắt, tuyệt đẹp.

Trải nghiệm khám phá rừng chò đen

Vườn quốc gia Bạch Mã vó hệ sinh thái đa dạng trong số đó phải kể đến rừng chò đen với nhiều cây cổ thụ hùng vĩ, thân thẳng, tán hình tháp với đường kính lên đến hơn 1m và cao trên 30m. Chuyến đi khám phá rừng chò đen chỉ thực sự hấp dẫn với những ai quan tâm nhiều đến thế giới thực vật có những loại cây rừng cổ thụ cao chót vót, với thân gỗ to cả mấy vòng tay ôm.
Để khám phá rừng chò đen, bạn sẽ đi khoảng chừng 3km từ trạm của vườn quốc gia Bạch Mã. Trên đường đi bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụm cây nhỏ mọc lơ thơ, đến những tán cây cỡ trung chen nhau trong khoảng không gian hiếm hoi những tia nắng len lỏi, từng gốc chò đen như những cái cột khổng lồ vững chãi và cao vút. Nếu bạn là người thích các trò chơi cảm giác mạnh thì bạn có thể tham gia một vài bộ môn giải trí đầy thử thách như trượt cáp, hay bước chân chông chênh dẫm lưới bồng bềnh trên cao đến cả chục mét.

Tham quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

Đã đặt chân đến vườn quốc gia Bạch Mã thì bạn không thể bỏ qua Thiền viện Trúc Lâm. Tọa lạc ngay giữa lòng hồ Truồi trên ngọn núi Linh Sơn. Đến thiền viện bạn sẽ được phóng tầm mắt ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở đây và khám phá những công trình kiến trúc độc đáo tại địa điểm đẹp có một không hai này.


Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp










Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ