Trên hóa đơn điện tử phải thể hiện được những nội dung nào? Bản in của hóa đơn
điện tử có bắt buộc thể hiện web tra cứu của hóa đơn điện tử đó không? Có bao
nhiêu loại hóa đơn điện tử theo quy định hiện nay?
Để giải đáp các vấn đề trên chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung sau đây nhé.
I. Trên hóa đơn điện tử phải thể hiện được những nội dung nào?
Theo Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trên hóa đơn điện tử phải thể
hiện được những nội dung như sau:
(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
(2) Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
(3) Số hóa đơn;
(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có
thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá
trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng,
tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
(8) Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại
Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày,
tháng, năm của năm dương lịch;
(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử
dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày,
tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời
điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn;
(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo
quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại
(nếu có) theo hướng dẫn tại
điểm e khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các nội dung khác
liên quan (nếu có).
(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan
thuế đặt in.
(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn;
(14) Nội dung khác trên hóa đơn;
(15) Nội dung hóa đơn bán tài sản công thực hiện theo hướng dẫn lập hóa đơn
bán tài sản công theo
Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Lưu ý: Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các
nội dung (khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
II. Bản in của hóa đơn điện tử có bắt buộc thể hiện web tra cứu của hóa đơn điện tử đó không?
Tại Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về việc chuyển đổi hóa
đơn điện tử như sau:
Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ
giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa
đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra,
kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và
điều tra.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng
từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng
từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng
từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo
dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử,
không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi
tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo
quy định tại Nghị định này.
Theo đó, việc chuyển hóa đơn điện tử thành hóa đơn giấy
chỉ yêu cầu về việc bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử,
chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi, không yêu cầu
về việc phải thể hiện web tra cứu.
Về nội dung bắt buộc của hóa đơn điện tử được quy định tại
Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
cũng không đề cập đến việc phải thể hiện web tra cứu.
Như vậy, bản in của hóa đơn điện tử không bắt buộc phải thể hiện web tra cứu
của hóa đơn điện tử đó.
III. Có bao nhiêu loại hóa đơn điện tử theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử
có 02 loại bao gồm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn
điện trử không có mã của cơ quan thuế. Cụ thể:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế
cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người
mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số
duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan
thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức
bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ban-in-cua-hoa-don-dien-tu-co-bat-buoc-phai-the-hien-web-tra-cuu-cua-hoa-don-dien-tu-do-hay-khong-511127-161298.html