Lễ hội vía Bà Rá Phước Long

2024/12/20

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là Lễ hội vía Bà Rá Phước Long, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

1. Đôi nét về Lễ hội vía Bà Rá Phước Long

1.1 Về miếu Bà Rá

Đầu tiên khi nhắc về Lễ hội vía Bà Rá Phước Long chúng ta phải tìm hiểu về Miếu Bà Rá cũng như những câu chuyện gắn liền với sự hình thành ngôi miếu này. Theo lời kể những người lớn tuổi tại Phước Long thì miếu Bà Rá được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng những năm 1943, dưới gốc cây Cầy. Nhưng vì chiến tranh nếu miếu bị tàn phá, sau đó đã được người dân xây dựng lại, thuộc địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách vị trí miếu cũ khoảng 500m.
Về lí do xây dựng miếu và nguồn gốc Lễ hội vía Bà Rá Phước Long thì hiện nay có hai giai thoại được người dân tại đây truyền miệng, không ai rõ đâu mới là câu chuyện thực tế. Giai thoại thứ nhất kể rằng vào thời Pháp thuộc thì Phước Long vẫn còn là vùng rừng thiêng nước độc nên thực dân Pháp đã chọn để xây dựng nhà tù Bà Rá nhằm đày ải những người đấu tranh chống lại chúng, bắt họ phải lao động khổ sai trong các đồn điền cao su. Do thiên nhiên tại đây quá khắc nghiệt, cộng với sự đày đọa, đánh đập tàn ác của thực dân nên những người phu cao su phải chịu đựng cuộc sống vô cùng cơ cực. Họ quá bất lực nên đã ngày đêm cầu nguyện Bà Chúa Xứ Nương Nương, theo quan niệm của người dân là vị thần cai quản vùng đất Bà Rá, mong Bà giúp họ thoát khỏi cuộc sống khổ cực này.


Lời cầu nguyện của họ đã linh ứng, những người bệnh tật đã khỏe mạnh hơn, họ cũng được Bà Chúa che chở để có cuộc sống tốt hơn. Vì thế, với tấm lòng tôn kính và tin tưởng vào thần linh, mong cầu tiếp tục có được cuộc sống bình an, khỏe mạnh nên năm 1943, người dân tại Phước Long, chủ yếu là những người mộ phu đã cùng với các tù nhân bị giam cầm trong nhà tù Bà Rá đã xin phép chính quyền thực dân Pháp để xây dựng miếu thờ nhằm tạ ơn Bà Chúa. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Sở mật thám Pháp đã chấp thuận nên miếu Bà được khởi công. Cùng lúc này thực dân Pháp đã chôn sống 4 chiến sĩ Cộng sản nhưng không rõ danh tính nên người dân đã đưa hương hồn của các chiến sĩ về đây để thờ tự.


Còn giai thoại thứ hai thì kể lại rằng một tù nhân trong nhà tù Bà Rá đã được thần hiện về báo mộng rằng hãy xây dựng một ngôi miếu thờ thần nếu được tự do. Vì thế nên khi được Thực dân Pháp thả ông ra, ông đã xin phép để được xây dựng ngôi miếu nhỏ thờ thần.
Dù giai thoại nào là sự thật thì miếu Bà Rá và Lễ hội vía Bà Rá Phước Long cũng thể hiện tín ngưỡng của người dân tại đây, vừa dành sự thành kính đến các vị thần cai quản đất đai, vừa xót thương, tưởng nhớ đến những anh linh của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Ngoài ra, nếu có dịp tới Bình Phước bạn cũng đừng bỏ qua Chùa Đức Hạnh, là một ngôi chùa nổi tiếng với sự linh thiêng lâu đời.

1.2 Thời gian tổ chức Lễ hội vía Bà Rá Phước Long

Lễ hội vía Bà Rá Phước Long được tổ chức định kỳ hàng năm trong 3 ngày, từ mùng 1 đến mùng 3/3 âm lịch, chính hội là ngày mùng 1, cứ 3 năm tổ chức lễ lớn thì sẽ rước kiệu một lần. Lễ hội miếu Bà Rá chính là biểu tượng trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu với diễn xướng múa bóng rỗi, hầu đồng (lên đồng).

1.3 Ý nghĩa Lễ hội vía Bà Rá Phước Long

Miếu Bà Rá là biểu tượng cho sự che chở, bảo vệ của thần linh đối với cuộc sống của người dân, là nơi thờ tự những linh hồn của các chiến sĩ đã ngã xuống. Tương tự như Lễ hội Cầu bông Bình Phước, Lễ hội vía Bà Rá được tổ chức hàng năm, minh chứng cho quá trình xây dựng và phát triển của mảnh đất này, đồng thời thể hiện tín ngưỡng thờ phụng Bà Chúa Xứ Nương Nương, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Bình Phước nói riêng và miền Nam nói chung.


Lễ hội vía Bà Rá Phước Long còn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của miền đất và con người nơi đây. Ngày nay, lễ hội thu hút rất đông đảo du khách thập phương đổ về dâng hương, kính lễ, trở thành một điểm sáng trong du lịch Bình Phước, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

2. Các nghi thức trong Lễ hội vía Bà Rá

Lễ hội vía Bà Rá Phước Long bao gồm các nghi thức được thực hiện rất tôn nghiêm và trang trọng. Đầu tiên là lễ Tắm Bà sẽ diễn ra vào lúc 00 giờ ngày mùng 1/3 do những người phụ nữ có đạo đức, phẩm hạnh, được người dân địa phương tin tưởng giao trọng trách tắm và thay xiêm y cho Bà Chúa.
Đến buổi sáng, Lễ tế Bà Rá sẽ tiếp tục với những nghi thức quan trọng. Phần lễ vật được người dân trong vùng chuẩn bị đầy đủ từ rất sớm, bao gồm cả lễ mặn và lễ ngọt, dâng lên Bà nhằm thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn, mong cầu những điều bình an và may mắn sẽ đến với bản thân cùng gia đình. Người đại diện để thực hiện lễ tế đã được lựa chọn từ trước khi lễ hội diễn ra khoảng một tháng, phải là người có đạo đức và uy tín, được người dân trong vùng tin tưởng. Trong suốt quá trình lễ tế, chúc văn sẽ được tuyên rồi sau đó mang đi đốt. Sau khi các bước tế lễ hoàn thành thì miếu sẽ mở cửa để các đoàn khách hành hương vào dâng hương và xin lộc Bà. Buổi chiều cùng ngày, Ban tổ chức Lễ hội vía Bà Rá Phước Long sẽ cùng người dân thực hiện lễ cúng tại Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ và những đồng bào đã hi sinh trong thời kỳ kháng chiến. Tiếp sau đó, đoàn lễ sẽ đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Phước Long.


Đến ngày lễ thứ hai tại miếu Bà, người dân địa phương và du khách thập phương sẽ cùng nhau tham gia Lễ rước Bà Rá. Kiệu rước bà được chạm khắc những hoa văn truyền thống, trước lễ được sơn sửa lại thật chỉn chu, rực rỡ, bên trên đặt bài vị Bà và hoa tươi. Trước khi bắt đầu lễ rước kiệu, các đội múa lân sẽ biểu diễn những tiết mục tưng bừng ở sân miếu và quanh kiệu. Sau đó đoàn rước sẽ đi theo lộ trình xuất phát từ miếu Bà Rá cho đến miếu cây Cầy, đi đầu là đội lân sư rồng, theo sau là 9 cô gái gánh đầy những giỏ hoa tươi, tiếp đến là bàn hương án được 4 người khiêng, thêm đội bát bửu và 7 cặp biển bàn vị. Đoàn rước đi đến đâu cũng nhận được sự hưởng ứng của người dân, rất nhiều người chờ đoàn đến để nghinh đón, đặt mâm cúng với đầy đủ hương, hoa, trái cây trước nhà hoặc đặt tiền lì xì để tặng đoàn múa lân. Khi linh vị Bà Chúa đến được gốc cây Cầy, Ban Tế sẽ cầu khấn để xin Bà phù hộ giúp các linh hồn của những chiến sĩ đã hy sinh được theo bà về miền cực lạc. Sau khi lễ hoàn tất, người dân sẽ vào miếu thắp hương, ngoài sân các đội múa lân tiếp tục biểu diễn, người dân thì tham gia các trò chơi dân gian, xem múa bóng rỗi, hầu đồng, hát chầu văn v.v.


Đến ngày mùng 3/3 thì Lễ hội vía Bà Rá Phước Long tiếp tục với lễ tạ tại miếu, số lượng người tham gia ít hơn so với ngày 1 và ngày 2. Đến trưa thì Ban Tổ chức tuyên bố kết thúc lễ hội, tặng lộc cho những người dân và khách thập phương đã đến tham gia lễ hội.

Trên đây là một vài thông tin tham khảo về Lễ hội vía Bà Rá Phước Long từ Công ty AGS Nếu có dịp đến Bình Phước thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội tưng bừng này nhé. Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ