Tam giác gian lận trong doanh nghiệp

2024/12/30

NgànhKếToán-Kiểmtoán

    Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Tam giác gian lận trong doanh nghiệp. Bài viết dành cho tất cả mọi người đang làm việc tại doanh nghiệp. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này vì tình trạng gian lận đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến rất nhiều đối với nền kinh tế - xã hội. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Các loại gian lận (Frauds)

    Gian lận được chia làm 2 loại: 

  • Gian lận liên quan đến việc lập BCTC (Fraudulent financial reporting): mục đích là đánh lừa người sử dụng BCTC thông qua việc cố tình áp dụng sai các nguyên tắc kế toán, cố tình bỏ sót các sự kiện, giao dịch trong BCTC hoặc giả mạo, thay đổi hồ sơ kế toán.

    • Thường được thực hiện bởi Ban Giám Đốc: Đạt được mục tiêu của chủ sở hữu, trục lợi,...
    • Đánh lừa người sử dụng BCTC
    • Trọng tâm của kiểm toán viên độc lập và mối quan tâm của cơ quan quản lý

  • Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản (Misappropriation of assets): liên quan đến việc ăn cắp tài sản doanh nghiệp với số lượng nhỏ và không trọng yếu như sử dụng tài sản công ty cho mục đích cá nhân.

    • Thường được thực hiện bởi nhân viên: trộm cắp, biến thủ tài sản, chạy chỉ tiêu, trục lợi...
    • Gây ra những sai sót trọng yếu trên BCTC
    • Những gian lận này thường tạo ra các vấn đề nội bộ

2. Mô hình rủi ro gian lận (Fraud Risk Model)

    Mô hình tam giác gian lận nghiên cứu về ba đặc điểm của gian lận:

  • Cơ hội (Opportunity)
  • Hợp lý hóa (Rationalization)
  • Áp lực tài chính/Động cơ (Financial Pressure/Motivation).
    Cả ba đặc điểm trên đều khó quan sát. Ngay cả khi không có đặc điểm nào trong ba đặc điểm này xuất hiện trong một tổ chức thì nguy cơ gian lận cũng không thể được loại bỏ hoàn toàn.

    2.1 Cơ hội (Opportunity)

    Khả năng một người không chỉ phạm tội mà còn có thể che giấu gian lận.
    Xảy ra do thiếu sự giám sát, kiểm soát nội bộ không đầy đủ hoặc thiếu việc thực thi các biện pháp kiểm soát đó.

    2.2 Thái độ (Rationalization)

    Khả năng một người có thể biện minh cho hành động phù hợp với quy tắc đạo đức cá nhân của mình.
    Đặc điểm này phụ thuộc vào quan điểm đạo đức của mỗi người.
Là đặc điểm khó đánh giá nhất. CMA cho rằng bất kỳ ai cũng có thể biện minh cho hành vi gian lận vì mức độ nguyên tắc đạo đức và tính chính trực rất khác nhau giữa các cá nhân.

    2.3 Áp lực tài chính/ Động cơ (Financial Pressure/ Motivation)

    Lý do hoặc nhu cầu của một người khi thực hiện hành vi gian lận.
    Các tổ chức hiếm khi có thể tác động đến áp lực mà các cá nhân trải qua dẫn đến thực hiện hành vi gian lận.

3. Các yếu tố về gian lận tiềm ẩn

    Có một số dấu hiệu cảnh báo hoặc yếu tố rủi ro cho thấy gian lận tiềm ẩn, bao gồm yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc lập BCTC và Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản, bao gồm:

    Yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc lập BCTC:

  • Hiệu suất làm việc quá thấp hoặc quá cao, không thể có thật
  • Áp lực phải đáp ứng thu nhập kỳ vọng
  • Dòng tiền kém
  • Ngành hoặc thị trường suy giảm
  • Chỉ tiêu bán hàng hoặc lợi nhuận không có thực
  • Lượng hàng tồn kho lớn qua các năm

    Yếu tố rủi ro về Gian lận liên quan đến việc biển thủ tài sản:

  • Chênh lệch ngân sách không giải thích được
  • trữ lượng tiền mặt lớn
  • Sự gián sát kém
  • Xóa sổ bất thường các khoản phải thu
  • Mua nhiều hàng hóa/ dịch vụ hơn cần thiết

4. Nguồn lực và kỹ thuật điều tra

    4.1. Nguồn lực

        a. Chứng từ (Documents)

    • Các tài liệu, chứng từ cung cấp nguồn bằng chứng quan trọng trong hầu hết các cuộc điều tra gian lận.
    • Kế toán cần cảnh giác với những tài liệu bị thay đổi

        b. Thông tin được công bố (Public searches) 

    • Hồ sơ được công bố
    • Hành động dân sự và hình sự
    • Hồ sơ phá sản
    • Giấy phép kết hôn và ly hôn
    • Truyền thông xã hội
    • Những thông tin có thể gây lo ngại về quyền riêng tưHồ sơ bệnh án
    • Hồ sơ ngân hàng
    • Sở hữu cổ phần

        c. Dịch vụ thương mại trực tuyến (Commercial Online Service)

    • Nhiều dịch vụ thương mại trực tuyến cung cấp thông tin về các hoạt động pháp lý, tài chính, cá nhân và kinh doanh có tính phí.

        d. Bằng chứng điện tử (Electronic Evidence)

    • Kế toán viên có thể cần xem xét bằng chứng điện tử; tuy nhiên, có thể khó xác định ai đã tạo ra nó và nó có thể dễ dàng thay đổi hoặc xóa.
    • Những yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng bằng chứng điện tử bao gồm: Người tạo; Thời điểm được tạo; Người có khả năng thay đổi; Có bị thay đổi kể từ khi được tạo ra hay không; Được duy trì và lưu trữ như thế nào/ở đâu.

    4.2. Kỹ thuật

    Phỏng vấn là một trong những kỹ thuật thu thập bằng chứng hiệu quả và hữu ích nhất. Một người phỏng vấn có kinh nghiệm có thể nhanh chóng thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn mà có thể không có được dưới bất kỳ hình thức nào khác.

Nhìn chung, một cuộc phỏng vấn nên có các yếu tố như:
  • Đủ dài và đủ sâu để khám phá các sự kiện có liên quan.
  • Loại trừ những sự thật không liên quan hoặc không có ích.
  • Cho phép luồng thông tin từ đi từ đối tượng được phỏng vấn đến người phỏng vấn, không phải ngược lại.
  • Được tiến hành kịp thời.
  • Công bằng và khách quan.

    Việc xác định liệu một người có nói dối hay không là rất khó. 

Tuy nhiên, có một số hành vi thể hiện những người đó đang không nói sự thật như: 
  • Lắc đầu thay vì đáp lại bằng lời nói.
  • Trả lời người phỏng vấn bằng một câu hỏi.
  • Thường xuyên di chuyển và bồn chồn.
  • Trì hoãn trả lời câu hỏi.
  • Nhìn xuống thay vì nhìn người phỏng vấn.
  • Đổ mồ hôi.
Phải luôn cẩn thận khi đưa ra kết luận từ một cuộc phỏng vấn về điều gì là trung thực và điều gì không trung thực.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Dịch vụ Kiểm toán [Vị trí] Kế/ Kiểm toán viên hành nghề (CPA) [Vị trí] Thực tập sinh ỨNG TUYỂN - Công ty KIỂM TOÁN AGS Nguồn: https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/chapter-3-gian-l%E1%BA%ADn-v%C3%A0-m%C3%B4-h%C3%ACnh-r%E1%BB%A7i-ro-gian-l%E1%BA%ADn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ