Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới
thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó lễ hội đua bò Bảy Núi, một
trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua
nhiều thế hệ dân tộc mang nhiều ý nghĩa đời sống tính thần và là nét đẹp lao
đồng của người dân đồng bào, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị
cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.
(ĐCSVN) - Hội đua bò Bảy Núi của đồng bào Khmer, tỉnh An Giang là một trong
những hoạt động văn hóa nôi bật ở miền Tây Nam Bộ. Lễ hội mang đến những giây
phút náo nhiệt, hứng khởi cho hàng nghìn người dân tham dự. Không chỉ thể hiện
nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của dân tộc Khmer, ngày hội còn
là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa thu hút sự quan tâm của du khách
tại các tỉnh, thành cả nước.
Giới thiệu về lễ hội đua bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi là nét đặc trưng của đồng bào Khmer tại An Giang. Nó
cũng được xem là một những sự kiện văn hóa nhộn nhịp, giàu ý nghĩa tại Tây Nam
Bộ. Thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương cùng du khách trong
và ngoài nước.
Nguồn gốc lễ hội đua bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi khởi phát từ lòng yêu nước, sự tự do cởi mở của người
Khmer. Theo truyền thống, người Khmer sống theo cộng đồng, công việc chủ yếu
là làm nương rẫy. Họ dùng bò để phục vụ cho công việc cày kéo mỗi ngày. Vì
vậy, bò là một loài động vật có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất của người
Khmer.
Trong quá trình sản xuất, để tạo không khí vui vẻ, hăng say thì nông dân
thưởng rủ nhau đua bò. Đôi bò nào giành được chiến thắng thì sẽ được khen
thưởng xứng đáng. Dần dần, hoạt động này trở thành lễ hội nhộn nhịp, được mong
đợi tại vùng Thất Sơn.
Ý nghĩa lễ hội đua bò Bảy Núi
Lễ hội đua bò Bảy Núi mang đến những ý nghĩa như sau:Đua bò là một hoạt động
không thiếu mỗi dịp tết Đolta của người dân Khmer An Giang.
Thể hiện khát vọng về một vụ mùa bội thu, mùa màng thuận lợi, đem đến cuộc
sống vui tươi cho người dân.
Thể hệ được tinh thần gắn kết giữa các dân tộc, tạo không khí gần gũi, vui
tươi cho cộng đồng dân cư.
Hằng năm, hội đua bò Bảy Núi thường được tổ chức trong dịp lễ Sene Dolta (lễ
cúng ông bà) của dân tộc Khmer Nam bộ, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống
dân gian của cư dân làm nông nghiệp lúa nước.
Để tổ chức hội đua bò truyền thống, đồng bào Khmer chọn một khoảng ruộng bằng
phẳng, chiều dài chừng 200 m, ngang 100 m có nước xăm xắp, được "trục" xới
nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường
trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo
khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi
cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ
màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Trước khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả
thuận một số quy định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng thông
thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò nào chạy tạt
ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước
là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra
khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.
Để chuẩn bị bò đua, những con bò được tuyển chọn, mua từ nhiều vùng miền để
tham gia thi đấu. Mỗi đội thi đấu gồm một cặp bò và hai "nài" bò - là người
trực tiếp điều khiển bò đua, nài phụ có nhiệm vụ chăm sóc bò. Sau khi ách đôi
bò vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm,
dài 90 cm, bên dưới là răng bừa. Nài bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay
độ 3 cm, đầu có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul.
Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng tài, nài bò sẽ chích mạnh cây xà-lul vào
mông con bò, bò bị đau phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho
đều cả hai con thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có
khác với đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng
cuộc.
Đua bò gồm 2 vòng, vòng 1 (được gọi là vòng hô), người điều khiển bò đua di
chuyển từ từ như màn chào khán giả trước khi bước vào vòng đua thực sự. Khi
trọng tài phất cờ hiệu, các "nài" cho bò chạy nước rút hết tốc lực trong 120m
cuối cùng (vòng thả) để về đích.
Khi những cặp bò khởi tranh bắt đầu thì không khí đã tưng bừng và sôi nổi với
những tiếng vỗ tay, hò reo cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò
hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt khiến lễ hội đua bò trở nên hết sức
nhộn nhịp náo nhiệt.
Trong cuộc đua "nài bò" phải đứng thật vững trên gọng bừa, vì nếu bị ngã là
thua cuộc. Hấp dẫn người xem nhất là những pha kèn cựa gay cấn giữa 2 cặp bò
trước khi về đích. Đôi bò nào vi phạm đường đua, chạy lên bờ hoặc ngã sẽ bị
loại hay coi như thua điểm.
Có dịp trải nghiệm loại hình văn hóa độc đáo này của đồng bào Khmer, anh Hoàng
Ngọc Thạch (Hà Nội) chia sẻ: “Được xem Hội đua bò Bảy Núi, tôi cùng các bạn
rất ấn tượng trước những pha bứt phá gay cấn, quyết liệt và nó thật sự thỏa
mãn sự mong đợi của chúng tôi khi được tận mắt chứng kiến lễ hội độc đáo này
của người Khmer”.
Mỗi dịp diễn ra hội đua bò Bảy Núi, tỉnh An Giang, nhiều người dân ở cách xa
hàng vài cây số còn mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem
cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem đua bò cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá,
đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với
mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc
không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ
động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích
gay go, quyết liệt. Làm cho các phum, sóc sôi nổi trong dịp lễ hơn.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp