Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng
các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các bảo vật
lịch sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến nét văn hóa của dân tộc Việt Nam,
đó chính là Rồng đá (Xà thần) thông qua món bảo vật quốc gia này chúng ta
sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng trầm của tổ
quốc từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế giới. Khơi
dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy hãy cùng
AGS đi tìm hiểu về bảo vật này và giai thoại liên quan để chúng ta có những
cái nhìn sâu sắc hơn bạn nhé.
Đền Thái sư Lê Văn Thịnh tọa trên dãy núi Thiên Thai, nằm tại xã Đông Cứu,
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Được xây dựng vào thời kỳ Hậu Lê, đền Thái sư
Lê Văn Thịnh nổi bật với kiến trúc theo lối chữ "Đinh," bao gồm tiền tế và hậu
cung.
Khu di tích Chùa Bảo Tháp - Đền Lê Văn Thịnh vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý
giá, như khánh đá, bia đá "Thái sư tự bi ký", bia Hậu Phật bi ký niên đại Cảnh
Hưng 32 (năm 1771), án thờ bằng gỗ nghệ thuật chạm khắc thời Lê, chuông đồng
đúc năm Minh Mệnh 16 (năm 1835), và nhiều sắc phong cùng các sự tích về Thái
sư Lê Văn Thịnh. Nhưng bảo vật đặc biệt nhất tại đây chính là một tượng rồng
đá độc đáo, được tạo ra từ một khối sa thạch trong thời kỳ nhà Lê, có trọng
lượng khoảng 3 tấn và chiều cao 72cm, chiều rộng 137cm (mặc dù mất một phần
thân). Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của Thái
sư Lê Văn Thịnh nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm
sự về nỗi oan khiên mà Thái sư Lê Văn Thịnh phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm
Đàm (Hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông.
Ký án hồ Dâm Đàm
“Vụ án hồ Dâm Đàm” là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử nước nhà, được chính
sử ghi chép tỉ mỉ, chi tiết.
Chuyện rằng, Lê Văn Thịnh thông minh uyên bác, đỗ thủ khoa của khoa thi Minh
kinh bác học thời Lý (1075), là khoa thi đầu tiên khi đó của nước nhà, cũng là
khoa thi đầu tiên của Văn miếu Quốc Tử Giám ở Thăng Long. Vì đỗ thủ khoa, nên
ông được coi là vị “trạng nguyên” đầu tiên của Việt Nam, còn danh hiệu trạng
nguyên thực sự thì đến đời Trần Thái Tông (1246) mới có. “Trạng nguyên” Lê Văn Thịnh được mời vào dạy học cho vua, sau giữ chức Thị
Lang Bộ Binh, rồi lên tới chức Thái sư, tột đỉnh vinh quang trong triều. Thế
nhưng, vào đúng lúc đỉnh cao sự nghiệp, ông bị vu tội “hóa hổ giết vua”, vào
năm 1096. Vì ông có tư tưởng đổi mới, liêm chính, nên bị lắm kẻ xiểm nịnh, tìm
cách hãm hại, song cũng nhiều người ủng hộ, bảo vệ ông.
Đại Việt sử ký toàn thư chép về vụ án “hóa hổ giết vua”, có đoạn như sau: “Bấy
giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi
lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua
lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ
tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”. Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là Thái sư Lê Văn
Thịnh.. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam,
Trung Quốc) có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí
nghịch”. Truyền thuyết người dân trong làng kể rằng, trong buổi luận tội Lê Văn Thịnh,
các quan thù ghét đều đưa ra quan điểm chặt đầu ông. Tội giết vua phải chu di
cửu tộc, xưa nay vẫn thế. Một vị quan văn hỏi: “Tội giết vua thì chu di cửu
tộc, nhưng tội giết thầy thì xử thế nào?”. Vua Lý Nhân Tông, là học trò của Lê
Văn Thịnh, nghe thế thì miễn tội chết, cho đi đày ở Thao Giang, vùng đất thuộc
Phú Thọ ngày nay.
Bức tượng giải oan cho Thái Sư
Theo giới nghiên cứu, đây là pho tượng rồng độc đáo chưa từng thấy trong hình
ảnh rồng Việt qua các thời kỳ lịch sử và cũng gần như chưa từng xuất hiện
trong khu vực Đông Nam Á. Xung quanh pho tượng kỳ dị này còn tồn tại nhiều
điều bí ẩn chưa được giải mã. Nếu mới nhìn vào tượng rồng không ít người sẽ
phải dấy lên một cảm giác sợ hãi bởi hình dáng của rồng quá kỳ dị.
Thân rồng uốn mình thành hình tròn, miệng há rộng, có những chiếc răng nanh
dài nhọn, cắm phập vào thân mình. Đầu rồng to, không râu, không bờm nhưng hai
mang phình ra, hơi gục xuống như dáng dấp của một con mãng xà lớn đang trong
cơn giận dữ, phẫn uất tột độ. Đôi mắt trợn tròn, lồi ra ngoài, hai tai vừa
phải, nổi lên hai bên đầu nhưng tai bên phải thì kín đặc còn tai trái lại
trống rỗng. Hai chân trước dang rộng với những móng vuốt nhọn hoắt, gân guốc,
mỗi chân xòe rộng năm ngón bấu chặt lấy thân mình.
Tất cả những biểu lộ trên mình rồng rất sống động, thể hiện một trạng thái đau
đớn, căm phẫn cùng cực mà rồng đang trải qua. Bên cạnh giá trị cao về kỹ thuật
tạc tượng, thông qua pho tượng người ta có thể nhận thấy những dụng ý của nhà
điêu khắc, gửi gắm khéo léo qua từng đường nét chạm trổ. Bức tượng đầy ẩn ý,
đầy tâm sự, đầy ai oán, khác hẳn với những tượng rồng thường thấy dưới thời
nhà Lý, nhà Trần… Qua đó có thể thấy được những dụng ý mà người nghệ nhân muốn
gửi gắm. Rõ ràng nó có liên quan đến những oan khiên, trái ngang mà Thái sư Lê
Văn Thịnh đã phải chịu lúc sinh thời.
Thủ từ đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh kể cho phóng viên về việc phát hiện pho
tượng rồng như sau: “Vào năm 1991, lối lên ngay sát tam quan chùa bị sạt lở
một mảng đất đá,lộ ra một phiến đá vảy rồng. Thấy sự lạ, người dân trong làng
đào sâu xuống, thấy toàn bộ thân tượng kỳ vĩ. Sợ để tượng ở nguyên vị trí,
đông người qua lại sẽ động đến uy linh của thần linh, nên dân làng bàn thảo đi
đến quyết định hô thần để dời tượng lên trước đền Thái sư. Trong quá trình di
chuyển, do sơ suất mà nửa thân sau của tượng bị gãy nứt, vì thế khi tượng đã
được đưa lên đồi cao, 5 trong số vài chục người khiêng đã bị chết bất đắc kỳ
tử, tất cả đều là người của thôn Bảo Tháp.”
Nhiều người cho rằng để thể hiện nỗi đau đớn kéo dài hàng trăm năm khi ông bị
vu oan “hóa hổ giết vua”. Cũng có người cho rằng đây là bức tượng hiện thân
của vua Lý Nhân Tông căn cứ vào bên tai lành, tai điếc của cụ rồng mà cho đó
là sự ân hận của vua vì đã nghe lời xiểm nịnh, hại trung thần, cũng là thầy
của mình và hành động này chẳng khác nào tự miệng mình cắn thân mình, tay mình
xé mình. Hội làng diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm để tưởng nhớ
công ơn Trạng nguyên Lê Văn Thịnh.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp