Công ty Kế toán AGS Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế,
Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này, AGS sẽ chia sẻ về cách quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại,
đặc biệt đối với các đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc
biệt. Bài viết sẽ làm rõ việc xác định giá thuê, phương thức quản lý và các
quy định pháp lý hiện hành áp dụng đối với các đối tượng này. Đồng thời, AGS
sẽ hướng dẫn quy trình thực hiện theo quy định của pháp luật, cách xử lý các
vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình thuê và sử dụng nhà đất phục vụ đối
ngoại.
Bài viết này dành cho cá nhân, tổ chức quan tâm đến các quy định pháp lý về
quản lý và sử dụng nhà đất phục vụ đối ngoại, giúp hiểu rõ hơn về quyền lợi,
nghĩa vụ cũng như quy trình thực hiện theo đúng quy định.
AGS mong muốn cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn đọc nắm bắt chính xác quy
trình kê khai, quản lý và sử dụng nhà đất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và thực
hiện các giao dịch minh bạch, hiệu quả.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Quản lý nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
1. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với tổ chức nước ngoài có
chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài được thuê theo chính sách ưu đãi
đặc biệt của Nhà nước theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
- Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn
phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà
nước đối với từng trường hợp cụ thể.
- Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường, phù hợp
với quan hệ đối ngoại, đảm bảo lợi ích của Nhà nước theo nguyên tắc “có đi có
lại” đối với từng trường hợp cụ thể.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại được miễn
tiền thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê. Việc miễn tiền
thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo như quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ có thẩm quyền xem xét và
quyết định cho thuê nhà đất theo chính sách ưu đãi đặc biệt. Giá cho thuê sẽ
được bảo đảm theo giá thị trường sao cho phù hợp với quan hệ đối ngoại của các
bên.
2. Ai có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà đất phục vụ đối ngoại áp dụng với đối tượng được thuê nhà đất không theo chính sách ưu đãi đặc biệt?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
2. Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài
có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài còn lại (không thuộc trường hợp
quy định tại khoản 1 Điều này) thuê theo nhiệm vụ nhà nước giao.
a) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao:
- Xem xét, quyết định cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn
phòng nước ngoài được thuê nhà, đất theo nhiệm vụ nhà nước giao đối với từng
trường hợp cụ thể.
- Xem xét, quyết định giá cho thuê nhà đảm bảo theo giá thị trường.
b) Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại phải nộp tiền
thuê đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại cho các tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuế theo quy định của
pháp luật về đất đai.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho
thuê nhà đất theo nhiệm vụ được giao để phục vụ đối ngoại đối với những đối
tượng không được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt.
3. Đơn vị phụ trách quản lý nhà đất phục vụ công tác đối ngoại để cho thuê phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
3. Đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Ký Hợp đồng cho thuê nhà với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao,
văn phòng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo Hợp đồng thuê nhà hoặc Thỏa thuận
khác ký giữa bên cho thuê và bên thuê nhà theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Trường hợp Hợp đồng thuê nhà hoặc Thỏa thuận khác quy định trách nhiệm bảo
dưỡng, sửa chữa nhà thuộc bên cho thuê nhà thì kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa
thực hiện theo chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp theo quy định của
pháp luật.
Theo đó, đơn vị phụ trách quản lý nhà đất phục vụ công tác đối ngoại để cho
thuê sẽ tiến hành ký hợp đồng cho thuê nhà với tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao, văn phòng nước ngoài và thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhà
theo hợp đồng cho thuê nhà.
4. Trường hợp nào được cho tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao thuê nhà, đất phục vụ đối ngoại?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 7 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại để cho thuê
...
4. Cho các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà:
a) Việc cho các tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê nhà chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà,
đất đang trong quá trình lập phương án bố trí sử dụng hoặc giới thiệu để tổ
chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê kéo dài quá
06 tháng mà chưa có đối tượng đăng ký thuê nhà.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho
đối tượng không phải tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng
nước ngoài thuê.
b) Việc cho thuê thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn
bản sửa đổi (nếu có).
Bộ Ngoại giao quy định cụ thể thời hạn cho thuê, điều kiện chấm dứt hợp đồng
cho thuê nhà trước thời hạn để đảm bảo thu hồi lại nhà đang cho thuê để phục
vụ mục đích đối ngoại, hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình cho
đối tượng không phải tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, văn phòng
nước ngoài thuê nhà.
Như vậy, nhà, đất phục vụ đối ngoại chỉ được cho tổ chức nước ngoài không có
chức năng ngoại giao thuê trong trường hợp nhà, đất đang trong quá trình lập
phương án bố trí sử dụng hoặc giới thiệu để tổ chức nước ngoài có chức năng
ngoại giao, văn phòng nước ngoài thuê kéo dài quá 06 tháng mà chưa có đối
tượng đăng ký thuê nhà.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/quan-ly-nha-dat-phuc-vu-doi-ngoai-ap-dung-voi-doi-tuong-duoc-thue-nha-dat-theo-chinh-sach-uu-dai-da-781063-47133.html