Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động nước ngoài
Công ty Kế toán AGS Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và giải pháp
về kế toán, kiểm toán, thuế, tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn cam kết mang đến những dịch
vụ chuyên nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt
Nam.
Bảo hiểm xã hội là một trong các quyền lợi quan trọng đối với người lao động,
đồng thời, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng là vấn đề được quan tâm,
chú ý. Vậy, đối với người lao động nước ngoài, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của
họ sẽ được tính như thế nào?
1. Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội:
Theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc
chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại
Việt Nam.
2. Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay:
Theo quy định tại Điều 3 và Điều 43 Luật việc làm 2013, đối tượng áp dụng để
được hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động công dân Việt Nam từ đủ 15
tuổi trở lên có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người lao động là
người nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động nước ngoài hiện nay được quy
định tại:
- Khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2018/ND-CP;
- Điều 18 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/2020/ND-CP;
- Điều 4 Nghị định 58/2020/ND-CP;
Và Điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/ND-CP, doanh nghiệp được áp dụng
mức đóng BHTNLĐ-BNN là 0,3% nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề
có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và phải đảm bảo các
điều kiện sau:
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất;
- Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Như vậy, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc mà hằng tháng người lao động nước ngoài và
người sử dụng lao động sẽ đóng như sau:
Theo đó, tổng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc là 30% (trong đó người lao động nước
ngoài đóng 9,5% tiền lương, người sử dụng lao động đóng 20,5% quỹ tiền lương
tháng đóng BHXH.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Thông tư
59/2015/TT-BLDTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư
06/2021/TT-BLDTBXH thì tiền lương quy định để đóng BHXH cho người nước ngoài
bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo.
Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH
không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.
3. Người lao động nước ngoài có bị hạn chế quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Tại Điều 3 Nghị định 143/2018/ND-CP có quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động
Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Nghị định này có đầy
đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an
toàn, vệ sinh lao động.
Và tại Chương II Nghị định 143/2018/ND-CP có quy định người lao động
nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/ND-CP.
Thì thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản;
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động nước ngoài
không bị hạn chế quyền lợi, được hưởng mọi chế độ như đối với người lao động
Việt Nam gồm có: chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/ty-le-dong-bhxh-bat-buoc-cua-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-hien-nay-la-bao-nhieu-12903.html