Các trường hợp giảm Thuế TNDN

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Các trường hợp giảm thuế TNDN.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?

Chưa có bất kỳ văn bản luật nào định nghĩa về thuế TNDN, nhưng chúng ta có thể hiểu như sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một loại thuế trực của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế từ những hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo pháp luật quy định. Thu nhập chịu thuế được hiểu đơn giản là tiền đề, cơ sở để xác định thu nhập tính thuế. Trong đó, thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm các nguồn thu nhập từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh và các nguồn thu nhập khác.

2. Các trường hợp giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024. Do đó, năm 2024 vẫn sẽ tiếp tục áp dụng Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2020, năm 2022 và năm 2023 (sau đây gọi tắt là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp).

Theo đó, ngoài ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp còn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số trường hợp khác quy định tại Điều 15 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 218/2013/NĐ-CP)


a. Giảm thuế TNDN với DN sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ

  • Đối tượng được giảm thuế:
    • Sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên.
    • Sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm:
    • Chi đào tạo lại nghề
    • Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý
    • Chi khám sức khỏe thêm trong năm
    • Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng này
    • Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng này

Lưu ý: Doanh nghiệp được giảm thuế TNDN phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ nếu hạch toán riêng được (theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC)

b. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với DN sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số, bao gồm số chi thêm để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

c. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với DN thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao

Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/cac-truong-hop-duoc-giam-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2024-6398.html
Next Post Previous Post