Chính sách thuế với tài sản mã hóa: Hướng đi nào cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam?

Tài sản mã hóa đang trở thành một kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức tại Việt Nam, đặc biệt khi hành lang pháp lý và chính sách thuế liên quan còn chưa hoàn thiện. Việc xác định bản chất pháp lý của tài sản mã hóa và áp dụng các nghĩa vụ thuế phù hợp không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược tài chính và tuân thủ của cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Trong bài viết này, Công ty Kế toán AGS Việt Nam sẽ chia sẻ cái nhìn chuyên sâu về chính sách thuế đang được đề xuất, những khó khăn hiện tại và giải pháp định hướng cho tương lai, dành cho kế toán viên, nhà đầu tư và những người quan tâm đến tài sản số trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ.

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chính sách thuế đối với giao dịch tài sản mã hóa:

Bộ Tài chính vừa có Tờ trình số 64/TTr-BTC ngày 11/3/2025, báo cáo Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.

Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm là chính sách thuế đối với giao dịch tài sản mã hoá. 


Đại diện Cục Thuế cho biết hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.

Theo ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ:

“Việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với sự đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ quản lý, giám sát của Nhà nước, từ đó hỗ trợ huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

2. Thách thức trong việc xác định và phân loại tài sản mã hóa:

Tài sản mã hóa hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều này gây khó khăn trong việc phân loại và xác định các giao dịch tài sản mã hóa có phải chịu thuế hay không. Một số ý kiến cho rằng tài sản mã hóa có thể được coi là hàng hóa, trong khi những quan điểm khác lại cho rằng chúng nên được xem như là một loại tài sản tài chính đặc biệt, có thể giao dịch và có giá trị giống như các tài sản hữu hình hoặc tiền tệ.


Sự không rõ ràng trong vấn đề này dẫn đến những khó khăn trong việc phân loại các giao dịch liên quan đến tài sản mã hóa. Chẳng hạn, đối với một số trường hợp, tài sản mã hóa có thể được coi là một loại hình đầu tư tài chính, và các giao dịch này có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu người tham gia thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, có những trường hợp khác, tài sản mã hóa có thể được coi là hàng hóa và giao dịch giữa các bên có thể phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT).

Theo ông Bùi Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nếu tài sản mã hóa được xác định rõ ràng về bản chất và có thể được kinh doanh, mua bán như một tài sản hợp pháp, thì việc áp dụng các nghĩa vụ thuế sẽ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, để điều này thực sự có hiệu quả, cần có một khuôn khổ pháp lý đầy đủ và chính xác, giúp xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong các giao dịch tài sản mã hóa.

3. Sự phối hợp quản lý và hạn chế rủi ro trong thị trường tài sản mã hóa:

Ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết tại dự thảo Nghị quyết cho phép triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa, Bộ Tài chính đã đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như: Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.

“Việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá là phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam nhằm tạo môi trường pháp lý linh hoạt, thích ứng nhanh chóng với sự đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ quản lý, giám sát của Nhà nước, từ đó hỗ trợ huy động vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."

Theo ông Bùi Hoàng Hải, việc triển khai thí điểm thị trường tài sản mã hoá với quy mô hạn chế có sự kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời giúp cơ quan quản lý có thời gian xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn và đây cũng là cách tiếp cận chung của nhiều quốc gia.


Đại diện Bộ Tài chính nhận định thị trường tài sản mã hoá phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Do vậy, việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như rửa tiền và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://vneconomy.vn/chinh-sach-thue-doi-voi-giao-dich-tai-san-ma-hoa.htm
Next Post Previous Post