Trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Hải quan: Kế toán viên cần biết gì?
Trong hoạt động kế toán doanh nghiệp, hiểu rõ cơ chế trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế và Hải quan là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro và xử lý các vấn đề phát sinh hiệu quả. Cùng AGS tìm hiểu rõ hơn về các quy định và thời hạn trao đổi thông tin giữa hai cơ quan quản lý này.
1.Việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác
giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC
năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như sau:
Hình
thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
- Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
- Việc trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Thông tin không đáp ứng yêu cầu cung cấp theo khoản 2 và khoản 3 Điều này;
- Thông tin phục vụ quản lý theo chuyên đề, xử lý các vụ việc hoặc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể;
- Thông tin quản lý chế độ Mật theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về phương thức, thủ đoạn, xu hướng trốn thuế, gian lận thuế và các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế khác trong từng thời kỳ.
- Hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
- Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
Như vậy, theo quy định thì việc trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện
trong các trường hợp sau đây:
- Thông tin không đáp ứng yêu cầu cung cấp theo hình thức truyền nhận dữ liệu tự động và truy vấn dữ liệu;
- Thông tin phục vụ quản lý theo chuyên đề, xử lý các vụ việc hoặc phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể;
- Thông tin quản lý chế độ Mật theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về phương thức, thủ đoạn, xu hướng trốn thuế, gian lận thuế và các vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế khác trong từng thời kỳ.
2.Trao đổi thông tin trực tiếp được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác
giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC
năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như
sau:
Hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
- Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
- Hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
- Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
- Việc trao đổi thông tin tại điểm a khoản này được thực hiện trên cơ sở văn bản của cơ quan đề nghị. Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cung cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan đề nghị trong thời hạn cụ thể như sau:
- Thời hạn trao đổi thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế; giữa các Cục Hải quan với Cục Thuế; giữa Chi cục Hải quan với Chi cục Thuế trên cùng địa bàn tối đa là 03 ngày làm việc, đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, hình thức trao đổi thông tin trực tiếp bao gồm:
- Văn bản, tài liệu chứa đựng các nội dung thông tin liên quan;
- Bảng (file) dữ liệu được định dạng theo các biểu mẫu;
- Nội dung trao đổi trực tiếp thông qua các buổi làm việc, hội nghị, hội thảo giữa đại diện của hai cơ quan.
3.Thời hạn trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan ở khác địa bàn là bao lâu?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác
giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC
năm 2017 quy định về hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin như
sau:
Hình thức, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin
- Trao đổi thông tin trực tiếp giữa hai cơ quan:
- Việc trao đổi thông tin tại điểm a khoản này được thực hiện trên cơ sở văn bản của cơ quan đề nghị. Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan cung cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan đề nghị trong thời hạn cụ thể như sau:\
- Thời hạn trao đổi thông tin giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế; giữa các Cục Hải quan với Cục Thuế; giữa Chi cục Hải quan với Chi cục Thuế trên cùng địa bàn tối đa là 03 ngày làm việc, đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
- Thời hạn trao đổi thông tin giữa hai cơ quan ở khác địa bàn tối đa là 05 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt, đơn vị được đề nghị phải kiểm tra, xác minh hoặc thu thập, tổng hợp từ những nguồn thông tin không có sẵn, thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về nội dung thông tin và thời gian cung
cấp thông tin, Bên cung cấp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Bên đề
nghị biết để tiếp tục phối hợp.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn
trao đổi thông tin giữa hai cơ quan ở khác địa bàn tối đa là 05 ngày làm
việc.
Trường hợp đặc biệt, đơn vị được đề nghị phải kiểm tra, xác
minh hoặc thu thập, tổng hợp từ những nguồn thông tin không có sẵn, thời hạn
có thể kéo dài nhưng không quá 07 ngày làm việc.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/viec-trao-doi-thong-tin-truc-tiep-giua-co-quan-hai-quan-va-co-quan-thue-cac-cap-duoc-thuc-hien-tron-708787-92812.html