Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Phần 1)

2015/03/05

Luậtđầutư

1. ERC là gì?

ERC là viết tắt của từ tiếng Anh Enterprise Registration Certificate, nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Đây là Giấy phép được cấp cho các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ năm 2005 (sửa đổi) , Luật Doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp là gì?

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thường được gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản giấy hoặc bản điện tử, được cấp bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh, ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp ;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được hiểu như "giấy khai sinh" ghi nhận các thông tin về đăng ký doanh nghiệp, nhằm giúp các cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát các thông tin cơ bản của doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xác nhận công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp.

3. Phân biệt ERC, IRC và BRC của công ty có vốn nước ngoài:

  • IRC nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. ERC nghĩa là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. BRC nghĩa là Giấy phép kinh doanh. Các thuật ngữ này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp FDI. Nhất là trong lĩnh vực Phân phối, thương mại. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động Phân phối cần xin ba loại Giấy phép cơ bản:
  • Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư (IRC). Giấy phép này do Phòng kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp. Giấy phép này chứng nhận doanh nghiệp có Dự án đầu tư tại Việt Nam. Thực hiện mục tiêu, quy mô dự án như thế nào. Các quyền, nghĩa vụ, ưu đãi được hưởng…
  • Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp (ERC). Giấy phép này do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp. Doanh nghiệp đã đăng ký sẽ là một pháp nhân chịu trách nhiệm thực hiện dự án.
  • Giấy phép kinh doanh hoạt động phân phối (BRC). Giấy phép này do Sở Công thương cấp. Một số trường hợp phải xin Giấy phép kinh doanh như: Phân phối bán lẻ hàng hóa, xuất nhập khẩu, bán buôn các mặt hàng như gạo, đường mía, dầu mỡ bôi trơn….

4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.

6. Nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm 5 nội dung sau:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Địa chỉ trụ sở chính;
  • Tên công ty, doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật/thành viên góp vốn/thành viên hợp danh/chủ doanh nghiệp/chủ sở hữu là cá nhân; thông tin tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu là tổ chức.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ