[KPCĐ] Phân biệt đoàn phí công đoàn và kinh phí công đoàn

2018/04/11

KPCĐ Nhânsự_C&B


Đoàn phí và kinh phí công đoàn là các khoản tài chính công đoàn, được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, giữa 02 khoản thu này có một số điểm khác biệt như sau

Tiêu chíĐoàn phí công đoànKinh phí công đoàn
Khái niệmLà khoản tài chính công đoàn do người lao động tham gia tổ chức công đoàn cơ sở đóng.Là khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng (không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở).
Đối tượng đóngĐoàn viên ở các công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định;

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối);

- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài;

- Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng BHXH.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

- Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

- Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức đóngBằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, nhưng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.Bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.

Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những NLĐ thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Phân phối
(Theo Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ ngày 22/10/2019)
Năm 2020, công đoàn cơ sở sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Công đoàn cấp trên sử dụng 40% tổng số thu đoàn phí công đoànNăm 2020, công đoàn cơ sở sử dụng 70% tổng số thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên sử dụng 30% tổng số thu kinh phí công đoàn
Đặc điểmKhông có tổ chức công đoàn: NLĐ không phải đóng đoàn phí công đoànKhông phân biệt có tổ chức công đoàn hay không
Phương thức đóngĐoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoànĐóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động
Văn bản hướng dẫnQuyết định 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016Nghị định 191/2013/NĐ-CP

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/30958/phan-biet-doan-phi-cong-doan-va-kinh-phi-cong-doan

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ