Khác biệt khi còn là Sinh viên với khi bạn đã Đi làm tại Công ty

2012/08/17

Kỹnăng_Cánhân

Sau khi đã ra trường và trải nghiệm công việc thực tế tại Công ty, có bao giờ bạn tự ngẫm lại và tiếc rằng "Ước gì mình được trở lại thời sinh viên" không?
Tôi nghĩ rằng ít nhiều sẽ có những "người trưởng thành" đã từng thốt lên như vậy. Vì sao ư? Vì đời sống của một người đi làm có sự khác biệt với thời còn ngồi trên giảng đường.
Trong tiếng Nhật, sinh viên đại học là Gakusei (学生) và người đi làm là Shakaijin (社会人).
Khi trở thành Shakaijin thì trách nhiệm của bạn cao hơn, sếp sẽ đánh giá bạn nghiêm khắc hơn.🎓👔
Sự khác biệt đó đã được sếp chúng tôi chỉ ra hằng ngày, hằng tuần cho nhân viên nhìn thấy, với mục đích "khôi phục" năng lượng thời sinh viên với những lý tưởng, hành động tốt đẹp để xây dựng hình ảnh tốt đẹp ở chính công ty mà mình đang gắn bó.

Tôi xin chia sẻ một số điều khác biệt như sau:

1. Người trả tiền và người nhận tiền:

Giai đoạn còn đi học, thì sinh viên là chủ thể chi trả tiền học phí. Còn người đi làm lại trở thành người nhận tiền từ NSDLĐ cho sự cống hiến công sức lao động, thành quả của bản thân.

2. Trách nhiệm:

Trách nhiệm là điểm khác biệt lớn nhất giữa Người đi làm (Shakaijin) và Người đi học (Gakusei)

💁Khi còn đi học dù có gây ra vấn đề gì thì bạn cũng chỉ chịu trách nhiệm với tư cách là cá nhân. Nếu như không có khả năng gánh vác trách nhiệm đó thì phạm vi trách nhiệm sẽ là ở người bảo hộ (thường là gia đình - bố, mẹ)

Ví dụ: Khi bạn thi trượt môn học, nhà trường sẽ cho bạn cơ hội được đóng học phí, để học lại, thi lại.

Bản thân bạn là người chịu trách nhiệm cho việc "trượt" này, bạn có thể tự đóng lại học phí hoặc người bảo hộ sẽ hỗ trợ bạn.

💁Tuy nhiên với tư cách là nhân viên của công ty, mỗi cá nhân là một hình ảnh đại diện cho công ty đó. Khi nhân viên gây ra vấn đề, lỗi lầm thì mức độ trách nhiệm không còn là cá nhân nữa mà là trách nhiệm của cả công ty nơi họ đang làm việc. Khi sự tổn thất phát sinh công ty cũng bị ảnh hưởng và công ty là đối tượng chịu trách nhiệm.

3. Đánh giá:

Hình thức đánh giá giữa hai đối tượng trên là khác nhau. Học sinh, sinh viên sẽ được đánh giá qua sự chuyên cần, điểm số bài kiểm tra. Nếu bạn hoàn thành môn học với điểm số tốt, bạn sẽ được đánh giá tốt là điều hiển nhiên.

Với người đi làm thì ngược lại, họ không được đánh giá bởi điểm số mà là kết quả làm việc. Người đi làm sẽ nhận sự đánh giá từ cấp trên, giám đốc đôi khi là cả đồng nghiệp. Nếu bạn làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, chắc chắn sẽ nhận rõ điều này từ môi trường làm việc của mình.

4. Tư duy, suy nghĩ:

Ở môi trường làm việc, người đi làm phải tự chủ động nghiên cứu, tìm hiểu trước khi hỏi ai đó về bất kỳ điều gì. Tự học là việc không chỉ người đi làm cần có mà học sinh, sinh viên lại càng cần thiết.

Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ, sinh viên thì học tập và nghiên cứu theo chỉ dẫn, “barem” có sẵn của giảng viên. Còn người đi làm không có “barem”, phải tự mình thực hiện để đạt được kết quả cuối cùng.

Việc xác định được những khác biệt trên sẽ giúp bạn xác định được hướng đi trong công việc, đặc biệt khi bạn có dự định sẽ làm việc tại công ty Nhật Bản.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ