SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP VÀ VIỆC PHÂN CHIA QUYỀN, NGHĨA VỤ GIỮA NHỮNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

2023/03/02

LuậtDoanhnghiệp

Loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật (NĐDTPL). Số lượng cũng như quyền và nghĩa vụ của những người đại diện này sẽ được quy định cụ thể tại điều lệ công ty. Và dù có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì việc phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL không làm thay đổi thẩm quyền Người quản lý doanh nghiệp.

NĐDTPL là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác. Theo đó thì, doanh nghiệp thường bổ nhiệm NĐDTPL là người nắm giữ một số chức danh quản lý, vì vậy mà bản chất phân chia quyền, nghĩa vụ của những NĐDTPL ở đây là phân chia chức năng đại diện của doanh nghiệp giữa những NĐDTPL với nhau. Việc phân chia quyền, nghĩa vụ đại diện này không làm thay đổi thẩm quyền của người quản lý doanh nghiệp.

👉 Tại sao phải xây dựng cơ chế phân chia quyền, nghĩa vụ giữa những NĐDTPL?

Thứ nhất, mô hình doanh nghiệp có nhiều NĐDTPL vẫn có khuyết điểm. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định rõ phạm vi thẩm quyền đại diện của từng NĐDTPL, thì tất cả những NĐDTPL đều có thẩm quyền đại diện như nhau trong các giao dịch của công ty. Trường hợp này dẫn đến tình trạng những NĐDTPL sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, từ chối đại diện cho công ty trong các giao dịch phức tạp hoặc có mức độ rủi ro cao, về lâu dài có thể dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp thậm chí ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi có những quyết định cần phải được đưa ra và thực hiện một cách kịp thời. 

Thứ hai, sự thiếu rõ ràng về thẩm quyền đại diện cụ thể của từng NĐDTPL cũng có thể dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền giữa những NĐDTPL, hoặc nguy cơ “lạm quyền” ký các giao dịch vượt quá thẩm quyền cho phép để trục lợi, gây thất thoát, thiệt hại cho Công ty. Ngược lại, việc quy định rõ thẩm quyền của mỗi NĐDTPL của công ty sẽ giúp hạn chế sự chồng chéo về thẩm quyền giữa những NĐDTPL, nâng cao hiệu quả quản trị công ty. Đồng thời, ràng buộc trách nhiệm của NĐDTPL đối với lĩnh vực được phân công đại diện. Qua đó có thể xác định và xử lý trách nhiệm cá nhân của mỗi NĐDTPL trong trường hợp có sai phạm.


Tóm lại, việc để cho một doanh nghiệp có NĐDTPL vừa có ưu điểm và cũng có khuyết điểm. Về mặt ưu điểm, có thể dễ nhận thấy công ty có thể vận hành một cách trơn tru khi mà công việc được chia nhỏ cho mỗi NĐDTPL, tránh việc quá tải công việc khi mà cả khối lượng lớn số việc cần phải thông qua cho một người. Bên cạnh đó, tuy việc được chia nhỏ ra từng người thì khả năng sẽ gặp trường hợp những NĐDTPL né tránh đảm nhận phần nhiệm vụ có tính rủi ro cao, do đó dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vì công quyết định chưa được người có thẩm quyền thông qua. Chính vì vậy mà cần phải có sự phân công, phân chia hợp lý phạm vi chịu trách nhiệm đối với từng người NĐDTPL. Có như vậy thì việc vận hành công ty sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
#Luatdoanhnghiep #TrucHa #AGSHCM

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ