Tiền lương tháng có căn cứ theo số ngày công?

2020/12/14

CáchTínhLương Nhânsự_C&B

Về việc cho 26 ngày công để tính lương trước đây thì có quy định con số này, tuy nhiên theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì không quy định về ngày công tối đa để tính tiền lương là 26 ngày như trước đây.



Về cách tính tiền lương này sẽ phụ thuộc vào quy chế của đơn vị có thể tính theo ngày công chuẩn hoặc tính theo ngày công thực tế.


Nếu như đơn vị có quy định ngày công chuẩn thì sẽ áp dụng theo ngày công chuẩn của đơn vị:

Ví dụ: Trường hợp 1: Nếu đơn vị quy định công chuẩn là 25 ngày và tiền lương chi trả theo tháng thì:

- Nếu tháng đó người lao động không nghỉ ngày nào thì người lao động sẽ được hưởng trọn tiền lương tháng đó.

- Nếu tháng đó người lao động có nghỉ không hưởng lương thì cách tính tiền lương như sau:

+ Tiền lương tháng/ ngày công chuẩn (25 ngày) = Số tiền lương một ngày làm việc.

+ Tiền lương người lao động được nhận = Tiền lương tháng - Số tiền lương một ngày làm việc x Số ngày người lao động nghỉ không lương.

Nếu đơn vị không quy định công chuẩn thì sẽ tính theo ngày làm việc tháng đó:

- Nếu tháng đó người lao động không nghỉ ngày nào thì người lao động sẽ được hưởng trọn tiền lương tháng đó.

- Nếu tháng đó người lao động có nghỉ không hưởng lương thì cách tính tiền lương như sau:

+ Tiền lương tháng/ngày công thực tế (có thể là 22 ngày, 25 ngày, 27 ngày,... tùy vào tháng đó) = Số tiền lương một ngày làm việc.

+ Tiền lương người lao động được nhận = Tiền lương tháng - Số tiền lương một ngày làm việc x Số ngày người lao động nghỉ không lương.

Có thể tham khảo thêm quy định tại điểm a3 khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:

1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Khi chọn trả lương qua tài khoản của người lao động thì ai trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Khi người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đảm bảo những vấn đề nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Như vậy, khi người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động đảm bảo bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ