MỘT CÔNG TY NĂNG ĐỘNG
NHỜ VÀO 「働きやすさ」(SỰ THOẢI MÁI TRONG
CÔNG VIỆC) VÀ「働き甲斐」(SỰ HÀI LÒNG TRONG
CÔNG VIỆC)
Giai
đoạn từ tháng 12 đến tháng 2 là thời điểm nhiều công ty tiến hành đánh giá và
cân nhắc về tiền lương đối với nhân viên. Tại Nhật người ta thường gọi giai
đoạn này là 「1年で最も胃が痛くなる季節」 (Mùa đau bụng nhất trong năm).
Khi nhắc đến “Sự thoải mái trong công việc”
và “Sự hài lòng trong công việc”, liệu hai vấn đề này có điểm gì khác nhau?
Theo
thuyết hai nhân tố của Frederick Herzberg, 2 nhân tố bao gồm nhân tố duy trì
và nhân tố động viên có sự khác biệt nhau. Theo ông đây là hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên tại nơi làm việc, thể hiện mối tương quan giữa thái độ nhân viên và động lực làm việc.
Nhân
tố duy trì là các yếu tố liên quan đến tiền lương, điều kiện làm việc (môi
trường làm việc), mối quan hệ giữa mọi người trong công ty,…Nói một cách đơn
giản, nhân viên sẽ rời đi nếu những yếu
tố trên không đáp ứng được.
Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, cho dù cố tạo ra “sự thoải mái trong công việc” (ví dụ:
tăng tiền lương hoặc cải thiện môi trường làm việc) thì đó không được gọi là tạo ra “sự hài lòng trong công việc”.
Vậy, môi trường tạo ra “động lực làm việc” là
một môi trường như thế nào?Điểm
mấu chốt là liệu nơi làm việc có mang lại cho nhân viên cảm giác đạt thành tựu,
cơ hội phát triển và được công nhận hay không. Những yếu tố đó được gọi động
lực làm việc. Do đó, việc thiết lập mục tiêu, cột mốc và sự đánh giá chính là chìa khóa để có được động lực làm
việc. Nhân
tố duy trì chủ yếu liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự do cấp trên và bộ phận
nhân sự quản lý, nhưng việc quản lý nhân sự cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra một môi trường có động lực làm việc. Do
đó, nếu thiếu một trong hai yếu tố trên sẽ gây ra tác động lớn ảnh hưởng đến
sự duy trì và năng suất của công ty.
|