Tăng lương cơ sở thì lương người lao động có tăng không?
Ngày 14/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động.Cụ thể như sau:
Theo đó, việc tăng lương cơ sở được áp dụng đối với người lao động trong những
trường hợp nêu trên.
Riêng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, việc tăng lương cơ sở sẽ không ảnh hưởng đến thu nhập của những đối tượng này. Mức lương của người lao động trong trường hợp này được xây dựng dựa trên lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng của người lao động ngoài Nhà nước hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:- Vùng 1: mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng/giờ.
- Vùng 2: mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng/giờ.
- Vùng 3: mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng/giờ.
- Vùng 4: mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng/giờ.
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, việc áp dụng mức lương được thực hiện theo quy định nêu trên.
Công thức tính lương cán bộ, công chức, viên chức khi tăng lương cơ sở từ 1/7?
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương của cán bộ công chức viên chức được tính như sau:Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Theo đó, khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng thì lương của cán bộ,
công chức, viên chức được tính như sau:
Tiền lương = 1,800,000 x Hệ số lương
*Đơn vị: Đồng/thángLưu ý: mức lương nêu trên chưa tính đến các khoản phụ cấp, hỗ trợ mà cán bộ, công chức, viên chức nhận được.