1. Tinh thần Omotenashi trong văn hóa Nhật Bản
Theo Toru Yamajo (2014), từ Omotenashi bắt nguồn từ động từ 持て成す (Motenasu), có nghĩa là chiêu đãi. Hay ở một lý giải khác là Omotenashi được viết theo Kanji 表なし. Theo đó, 表 (Omote) nghĩa là mặt ngoài, なし (Nashi) có nghĩa là không, dựa vào đó có thể diễn giải rằng không có mặt ngoài đồng nghĩa cũng không có mặt trong. Như vậy, Omotenashi có thể hiểu là những hành động từ tâm, trong sạch không vụ lợi.
2. Các nguyên tắc trà đạo - khởi nguồn cho tinh thần Omotenashi
Ngoài ra, trong trà đạo có 7 nguyên tắc chung, và sau này cũng là khởi nguồn cho tinh thần Omotenashi, đó là:Phải pha trà sao cho người uống cảm thấy thoải mái
Phải đặt đủ than để trà sôi
Giống như những bông hoa trên cánh đồng (trong không gian thưởng thức trà đạo cần có một bông hoa)
Mùa hè mát mùa đông ấm (tạo không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông)
Đi trước thời gian (để tránh sự hối hả)
Cẩn tắc vô áy náy
Trân trọng vị khách của mình
3. Omotenashi trong kinh doanh và đời sống Nhật Bản
Bắt nguồn từ văn hóa trà đạo, Omotenashi sau đó đã được nâng lên thành một nét
“văn hóa” đặc sắc trong kinh doanh.
Đối với người Nhật, Omotenashi chính là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim
của khách hàng, tiến tới thành công trong việc kinh doanh của mình.
Một trong những nơi cho thấy rõ nhất tinh thần Omotenashi chính là các lữ quán (旅館 - Ryokan). Ở đó, những nữ tiếp viên (được biết đến với tên gọi Okami) sẽ đảm nhận những nhiệm vụ như dọn dẹp, sửa soạn, trang trí phòng, và đặc biệt là phục vụ khách theo nhu cầu. Ví dụ, họ sẽ mang đồ ăn lên đến tận phòng khách, hay thậm chí là thay đổi món ăn tùy theo thể trạng hay khẩu vị của khách.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp tinh thần Omotenashi trong đời sống thường ngày của người Nhật. Một trong số đó có thể kể đến như việc nhân viên nhà hàng dành sự quan tâm đến những người có dắt theo con nhỏ hay phụ nữ mang thai; tạo bất ngờ cho khách vào ngày sinh nhật; hay nhớ những yêu cầu đặc biệt của khách dù họ chỉ mới đến một lần, v.v. Không những vậy, người Nhật còn có những món đồ khiến nhiều du khách bất ngờ, ví dụ như những chiếc giỏ để khách bỏ đồ dùng cá nhân tại những cửa hàng McDonald, đồ che mặt giúp tránh việc mỹ phẩm bị dây lên áo lúc thay đồ tại Uniqlo, hay những chiếc máy bọc dù để tránh việc làm ướt sàn và tiện hơn cho việc đi lại của khách hàng...
Một trong những nơi cho thấy rõ nhất tinh thần Omotenashi chính là các lữ quán (旅館 - Ryokan). Ở đó, những nữ tiếp viên (được biết đến với tên gọi Okami) sẽ đảm nhận những nhiệm vụ như dọn dẹp, sửa soạn, trang trí phòng, và đặc biệt là phục vụ khách theo nhu cầu. Ví dụ, họ sẽ mang đồ ăn lên đến tận phòng khách, hay thậm chí là thay đổi món ăn tùy theo thể trạng hay khẩu vị của khách.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bắt gặp tinh thần Omotenashi trong đời sống thường ngày của người Nhật. Một trong số đó có thể kể đến như việc nhân viên nhà hàng dành sự quan tâm đến những người có dắt theo con nhỏ hay phụ nữ mang thai; tạo bất ngờ cho khách vào ngày sinh nhật; hay nhớ những yêu cầu đặc biệt của khách dù họ chỉ mới đến một lần, v.v. Không những vậy, người Nhật còn có những món đồ khiến nhiều du khách bất ngờ, ví dụ như những chiếc giỏ để khách bỏ đồ dùng cá nhân tại những cửa hàng McDonald, đồ che mặt giúp tránh việc mỹ phẩm bị dây lên áo lúc thay đồ tại Uniqlo, hay những chiếc máy bọc dù để tránh việc làm ướt sàn và tiện hơn cho việc đi lại của khách hàng...
Như vậy có thể nói, tinh thần Omotenashi được thế giới chú ý và biết đến như
một trong những nét văn hóa truyền thống tuyệt vời của Nhật Bản. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng việc áp dụng tinh thần Omotenashi
vẫn còn mang đậm nét hình thức, thái quá khiến khách hàng thiếu tự nhiên hay
giảm năng suất của nhân viên. Từ những ý kiến đó, có thể nhận thấy rằng cốt
lõi của việc áp dụng tinh thần Omotenashi chính là việc đặt mình vào cảm
nhận của khách hàng chứ không chỉ là việc thực hiện các lễ nghi theo hình
thức.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về điều này?