[BHXH] Đề xuất điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

2024/03/28

BHXH Nhânsự_C&B

1. Đề xuất điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Hiện nay tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các VBPL có liên quan chưa có định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ “suy giảm khả năng lao động”. Tuy nhiên, suy giảm khả năng lao động lại là một trong những yếu tố quan trọng để xác định số tiền hưu trí của người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu.

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đã có những thay đổi về độ tuổi trong điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:

Tại Điều 65 của Dự thảo Luật quy định:
  • Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 64 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
    • Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
    • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
  • Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 3 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 64 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội;
    • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
**Điểm a Khoản 1 Điều 64 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035;

2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động hiện nay

Theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
  • Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
    • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
    • Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
  • Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
    • Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, sắp tới độ tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đáp ứng đủ điều kiện về % tỷ lệ suy giảm, sẽ tăng lên tối đa 62 tuổi đối với người lao động là nam và 60 tuổi đối với người lao động là nữ.

Có thể thấy điều kiện để được bảo hiểm suy giảm khả năng lao động theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội thay đổi phần lớn phụ thuộc vào việc tăng tuổi nghỉ hưu.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/61548/de-xuat-dieu-kien-huong-luong-huu-khi-suy-giam-kha-nang-lao-dong

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ