[BHXH] Những vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội bạn nên biết (Phần 1)

2024/03/08

BHXH Nhânsự_C&B

I. Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT năm 2023

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người lao động và người sử dụng lao động hàng tháng sẽ phải trích một phần tiền lương, quỹ lương để đóng tiền cho cơ quan BHXH với tỷ lệ như sau:
  • Người lao động phải đóng 10.5% trong đó 8% vào quỹ hưu trí - tử tuất, 1% BHTN và 1.5% BHYT
  • Người sử dụng lao động phải đóng 21.5% trong đó 14% vào quỹ hưu trí - tử tuất, 3% ốm đau - thai sản, 0.5% Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp, 1% BHTN và 3% BHYT

II. Tiền lương đóng BHXH, BHYT bắt buộc

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 89 của Luật BHXH năm 2014, tiền lương đóng BHXH sẽ bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định pháp luật về lao động.
  • Với người lao động làm việc trong môi trường bình thường: không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

III. Khoản phụ cấp không đóng BHXH, BHYT

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như:
  • Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động;
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ như: xăng xe; điện thoại; đi lại; tiền nhà ở; tiền giữ trẻ hoặc nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết; có người thân kết hôn; hoặc sinh nhật của NLĐ;
  • Trợ cấp cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn khi gặp TNLĐ, BNN;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

IV. Quy định về thời gian làm việc để tham gia BHXH bắt buộc

Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật BHXH 2014 quy định
  • Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
  • Trường hợp người lao động nghỉ làm việc từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng BHXH bao gồm các trường hợp sau:
    • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
    • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
    • Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Lưu ý: Trường hợp, người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.

V. Cách tính trợ cấp ốm đau

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014,
  • Người lao động được hưởng 75% mức tiền đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc khi. Trường hợp người lao động bị gián đoạn thời gian làm việc thì sẽ được hưởng 75% mức đóng BHXH của tháng đó.
  • Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ ốm đau dài ngày thì mức đóng sẽ phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH, cụ thể:
    • 65% tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề nếu đóng đủ 30 năm trở lên
    • 55% tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm
    • 50% tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề nếu đóng dưới 15 năm

Ví dụ, NLĐ A đóng BHXH với mức lương cơ bản 5 triệu tiền lương, đơn vị của A có 22 ngày làm việc, nghỉ từ 01/03 -10/03 trong đó có 2 ngày 04,05 là thứ bảy và ngày chủ nhật, vậy bạn có 8 ngày nghỉ ốm đau thì BHXH trả trợ cấp ốm đau cho NLĐ A là: (5 triệu / 22) x 75% x 08 = 1.363.636 đồng

--> Bạn A có 08 ngày nghỉ ốm đau, không làm việc, nên 08 ngày đó không được đơn vị trả lương , theo đó đơn vị trừ đi 08 ngày công. Nếu những ngày còn lại của tháng bạn đi làm đầy đủ tức là 14 ngày thì số tiền lương còn lại đơn vị chi trả là: (5 triệu / 22) x 14 = 3.181.818 đồng

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ