1. Nguồn gốc ra đời của truyện tranh Doraemon
Doraemon là một bộ truyện tranh Nhật Bản, do nghệ sĩ manga Fujjiko F.
Fujjio sáng tác từ tháng 12 năm 1969 đến tháng 4 năm 1996. Bộ truyện
Doraemon có 45 tập, với 1.345 chương truyện. Tác phẩm được xuất bản lần đầu
bởi Shogakukan vào tháng 12 năm 1969, trên các tạp chí giáo dục.
Năm 1977, CoroCoro Comics là tạp chí riêng chuyên về Doraemon. Đến năm 1974,
các chương truyện Doraemon được chắt lọc tạo thành 45 tập truyện tranh
tankobon, phát hành dưới ấn hiệu Tentomushi Comics.
Nội dung bộ truyện xoay quanh câu chuyện về chú mèo máy Doraemon được gởi từ
thế kỉ 22 về quá khứ để giúp Nobita, một cậu bé tuy hậu đậu, luôn thất bại ở
trường học, nhưng là một người vô cùng nhân hậu và ấm áp.
Các câu chuyện trong Doraemon thường xoay quanh những rắc rối mà Nobita gặp
phải trong cuộc sống. Cậu sẽ được giải quyết nhờ các bảo bối của Doraemon. Tuy
nhiên, Nobita thường gặp những rắc rối khác do sử dụng bảo bối không đúng mục
đích. Qua đó, người đọc nhận được những bài học cũng như sự đồng cảm từ những
câu truyện trong Doraemon.
Truyện tranh Doraemon mau chóng chiếm lấy cảm tình của bạn đọc, và được bản
quyền phát hành tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Tây
Ban Nha, Ý. Bộ truyện được cấp phép phát hành bằng tiếng Anh tại Bắc Mỹ thông
qua Amazon Kindle, bởi sự hợp tác của Fujiko F. Fujio Pro với Voyager Japan và
công ty Alt Japan.
Ở Việt Nam, bản quyền xuất bản Doraemon thuộc xuất bản Kim Đồng. Kể từ khi
được xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào năm 1992, cho đến nay, truyện tranh
Doraemon vẫn được nhiều bạn đọc yêu thích, dù đã trải qua 20 năm.
2. Độ phổ biến của Doraemon
Truyện tranh Doraemon ba lần được chuyển thể thành anime, vào năm 1973, 1979,
và 2005. Ngoài ra, hãng Shin-Ei Animation đã sản xuất hơn 40 phim hoạt hình
Doraemon, trong đó có 2 phim bằng đồ hoạ 3D, tất cả đều được phân phối bởi
Toho.
Phim hoạt hình Doraemon được phát sóng tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Bộ
phim hoạt hình Doraemon bản tiếng Anh đã được Disney cấp phép để phát hành tại
Bắc Mỹ vào năm 2014, và LUK Interrnational ở Châu Âu, Trung Đông, và Châu Phi.
Ngoài series anime, có 40 phim điện ảnh Doraemon và nhiều phim ngắn dựa trên
nội dung truyện Doraemon ra đời. Còn có rất nhiều quà lưu niệm, hàng hoá được
tạo ra lấy cảm hứng từ bộ phim Doraemon, ví dụ như album nhạc phim, trò chơi
điện tử, âm nhạc.
3. Kinh doanh
Truyện tranh Doraemon tính đến năm 2019, đã bán được hơn 250 triệu bản trên
toàn thế giới. Đây là bộ truyện tranh bán chạy thứ 5 trong lịch sử và là một
trong những bộ truyện tranh thành công nhất mọi thời đại.
Không những vậy, Doraemon cũng là một trong những loạt phim có doanh thu cao
nhất mọi thời đời đại, phim không phải tiếng Anh có doanh thu cao nhất trên
thế giới.
Tính đến năm 2020, các bộ phim chiếu rạp Doraemon mang về lợi nhuận 187 tỷ
yên. Năm 2022, “Nobita và cuộc chiến vũ trụ” đã trở thành bộ phim top 1 phòng
vé trong vòng 2 tuần liền, với doanh thu đạt 800 triệu yên. Bộ phim này nhanh
chóng trở thành bộ phim hoạt hình Nhật Bản có doanh thu cao nhất năm 2022.
Ngoài truyện tranh và phim hoạt hình, thông qua những thoả thuận với
Shogakukan, đã có nhiều công ty Nhật Bản sử dụng nhân vật Doraemon trong quảng
cáo, điển hình như Tập đoàn Sharp, Toyota.
Tại Nhật Bản, ShoPro là công ty nắm giữ quyền quản lý hàng hoá Doraemon. Có
rất nhiều loại sản phẩm Doraemon được ShoPro sản xuất, như đồ dùng học tập,
móc khoá, bánh kẹo, giày dép. Tem hình các nhân vật trong truyện tranh
Doraemon phát hành bởi Bưu điện Nhật Bản cũng được người dân toàn quốc săn
đón.
Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Viz Media là công ty nắm giữ bản quyền kinh doanh hoàng
hoá Doraemon. Điển hình là sự hợp tác của công ty và Mc Donald’s vào năm 2014
để sản xuất hộp Happy Meals chủ đề Doraemon.
Ở châu Á, bản quyền khai thác thương hiệu thuộc về Animation International.
Tại Việt nam, Tagger (đại lý của Animation International) là đơn vị kinh doanh
các sản phẩm liên quan đến Doraemon.
4. Ngành công nghiệp xuất bản truyện tranh của Nhật Bản
Không chỉ riêng Doraemon, truyện tranh là món ăn tinh thần không thể thiếu của
người dân Nhật Bản. Thị trường manga Nhật Bản được ước tính gần 613 tỷ yên vào
năm 2020.
Manga là một hình thức giải trí hấp dẫn và giá cả phải chăng. Trước đây, tạp
chí in đóng một vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy của manga kể từ những năm
1950 và 1960. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Internet đã có một ảnh hưởng
to lớn đối với hoạt động kinh doanh xuất bản.
Trong khi phương tiện truyền thông báo in đã chứng kiến sự sụt giảm doanh
thu trong thời gian dài, thị trường xuất bản kỹ thuật số tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhờ sự phổ biến của điện thoại thông minh và máy tính bảng, việc tiêu thụ nội
dung kỹ thuật số trên thiết bị di động trở nên thuận tiện hơn.
Từ năm 2010, đã có rất nhiều ứng dụng manga được phát hành, ví dụ như Piccoma,
LINE manga, dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành này càng gay gắt. Các ứng dụng
sử dụng các mô hình kiếm tiền khác nhau nhưng thường cung cấp một số chương
miễn phí như một đoạn giới thiệu cho nội dung bổ sung có thể mua được.
Điều này cũng ra những thách thức cho các nhà xuất bản truyền thống như
Kodansha, Shogakukan và Shueisha. Bởi sự phổ biến của các ứng dụng đọc truyện
tranh sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số bán của các truyện tranh truyền
thống.
Tuy nhiên, dù ngành công nghiệp manga Nhật Bản vẫn không ngừng phát triển, và
ngày càng có nhiều truyện tranh được ra mắt trên thị trường, Doraemon vẫn
chiếm một vị trí nhất định đối với nhiều thế hệ trẻ em Nhật Bản và thế giới.
Nguồn: Hành trình chinh phục thế giới Doraemon của Nhật Bản (japanbiz.vn)