Kiểm toán tuân thủ là gì? Những vấn đề cơ bản về kiểm toán tuân thủ

2024/04/08

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán tuân thủ là một trong những khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực kiểm toán. Kiểm toán tuân thủ có thể được thực hiện ở góc độ là cuộc kiểm toán riêng rẽ hoặc cuộc kiểm toán được thực hiện kết hợp với kiểm toán tài chính hoặc kiểm toán hoạt động hoặc kết hợp cả 03 loại hình kiểm toán. Qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về “Kiểm toán tuân thủ” từ đó hiểu được ý nghĩa cũng như vai trò của “Kiểm toán tuân thủ” đối với doanh nghiệp của mình.

1. Khái niệm về kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ (Compliance Audit) là loại hình kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên, cơ quan chức năng của Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không.

Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá sự tuân thủ các hoạt động, các giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu theo các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán. Các quy định đó được xác định là tiêu chí kiểm toán, như: các luật, các văn bản hướng dẫn luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. 


Khi các luật và quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung hoặc thông lệ về quản trị doanh nghiệp lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức.

2. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ


Đối tượng của kiểm toán tuân thủ gồm 2 nhóm đối tượng như sau:

  • Kiểm toán nhà nước với đối tượng là các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức quản lý, tài sản công.
  • Kiểm toán độc lập với đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức còn lại (không  thuộc phạm vi quy định của pháp luật về đầu tư công, tài sản công). 

3. Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ

Tùy theo từng đối tượng của kiểm toán tuân thủ, mục tiêu của cuộc kiểm toán tuân thủ nhằm:

  • Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các luật, các văn bản hướng dẫn luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách… của các hoạt động, các giao dịch và thông tin của đơn vị được kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu. 
  • Thông thường kiểm toán tuân thủ đánh giá sự tuân thủ các tiêu chí chính thức như đã quy định tại Đoạn 08 (tính tuân thủ) của Chuẩn mực kiểm toán Nhà nước 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên, trường hợp trong khi kiểm toán mà các luật và quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức (tính đúng đắn). 
  • Trong kiểm toán lĩnh vực công, tính tuân thủ là trọng tâm của kiểm toán tuân thủ. Bên cạnh đó việc kiểm toán tính đúng đắn sẽ phù hợp khi mục tiêu của cuộc kiểm toán liên quan đến quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức. Kiểm toán viên nhà nước thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc tuân thủ các điều khoản trong pháp luật và các quy định được thừa nhận chung nhằm:
  • Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán tài chính là nhằm kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định của các hoạt động, giao dịch tài chính và thông tin tài chính thể hiện trong báo cáo tài chính, xét trên khía cạnh trọng yếu.
  • Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động là nhằm kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật và các quy định, tuân thủ các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động, giao dịch trong việc thực hiện các chương trình, dự án của đơn vị được kiểm toán.

4. Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

5. Về những rủi ro của việc kiểm toán nói chung

Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk):

Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk) là sự hiện diện của một sai sót trọng yếu trong các chức năng hoạt động và môi trường quản lý của công ty. Nó tồn tại độc lập dù cho việc thực hiện kiểm toán có diễn ra hay không. Nguyên nhân của rủi ro này thường là  do có sự biến động hoặc thay đổi trong, công nghệ hoặc hoạt động cạnh tranh, điều kiện khuôn khổ xã hội, tình hình kinh tế có ổn định, do điều kiện khuôn khổ chính trị và sự thay đổi của luật pháp.

Trong một số trường hợp do kiểm toán viên không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, nên họ chỉ có thể đánh giá chúng dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể dựa vào kết quả của cuộc kiểm toán năm trước. Ví dụ nếu năm trước kết quả kiểm toán chỉ ra rằng không phát hiện sai phạm trọng yếu nào thì Kiểm toán viên nên đánh giá khả năng tiềm ẩn rủi ro tiềm tàng sẽ lớn và phải chú ý nhiều.

Rủi ro kiểm soát (Control Risk): 

Rủi ro kiểm soát (Control Risk) là sự tồn tại sai sót trọng yếu mà hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Nguồn gốc của loại rủi ro này thường do duy trì các nhân viên chủ chốt quá lâu, kém năng động hoặc có thể do hoạt động kinh doanh thay đổi về nhiệm vụ chức năng, sự lỏng lẻo trong quá trình quản lý và sử dụng các quỹ, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế… 

Rủi ro phát hiện (Detection Risk): 

Rủi ro phát hiện (Detection Risk) là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được các sai phạm trọng yếu. Nguồn gốc của loại rủi ro này thường do kiểm toán viên không hiểu rõ bản chất của vấn đề, không có phương pháp kiểm toán thích hợp. 

6. Hướng dẫn chi tiết việc kiểm toán tuân thủ

6.1 Các bước kiểm toán

6.2 Một số vấn đề chính cần được tập trung kiểm toán và cách thức

6.3 Tiêu chí đánh giá chứng cứ kiểm toán và kết quả kiểm toán

  • Tính phù hợp: kết quả kiểm toán cần tạo ra giá trị, ý nghĩa và phù hợp với nhu cầu quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
  • Tính tin cậy: kết quả kiểm toán cần dựa trên bằng chứng xác đáng, thuyết phục, tin cậy;
  • Tính hoàn chỉnh: kết quả kiểm toán cần thể hiện đầy đủ các mục tiêu của hoạt động kiểm toán đã đưa ra và đảm bảo không sót nội dung;
  • Tính khách quan: kết quả kiểm toán cần độc lập, trung thực, khách quan;
  • Tính dễ hiểu: kết quả kiểm toán cần được thể hiện rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu;
  • Tính tương đồng: các kết quả kiểm toán về cùng 1 lĩnh vực cần đồng nhất, không mâu thuẫn;
  • Tính chấp thuận: kết quả kiểm toán nên được sự đồng thuận từ các bên liên quan gồm chuyên gia độc lập, đơn vị được kiểm toán, nhà làm luật, công chúng và truyền thông;
  • Tính tiếp cận: kết quả kiểm toán cần được dễ dàng tiếp cận từ các bên liên quan.

7. Kết luận

Kiểm toán tuân thủ hiện nay đã rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới và được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, cho nhiều mục đích khác nhau nhằm đánh giá mức độ một doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc và quy định, tiêu chuẩn, thậm chí cả các quy định nội bộ của doanh nghiệp đó. Thông qua sự đánh giá và kết quả kiểm toán, doanh nghiệp có sự căn chỉnh phù hợp, đảm bảo thống quản trị tài chính, kế toán minh bạch. Nhờ đó có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Ngoài ra, kiểm toán tuân thủ cũng xem xét, đánh giá tính hữu hiệu của các kiểm soát nội bộ hiện có của doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán cần nắm được định nghĩa, đối tượng, mục tiêu và các nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ từ đó thấy được tầm quan trọng và khuyến nghị thực hiện tại đơn vị, doanh nghiệp của mình.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ