[KPCĐ] Công đoàn và kinh phí công đoàn là gì?

2024/04/12

KPCĐ Nhânsự_C&B

Công đoàn là tổ chức chính trị được thành lập trong doanh nghiệp nhằm mục bảo vệ quyền lợi và phản ảnh các tâm tư nguyện vọng của người lao động. Vậy kinh phí công đoàn được lấy từ đâu và những lợi ích mà công đoàn mang lại cho người lao động là gì?

1. Công đoàn là gì?

Công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vai trò của Công đoàn gồm:
  • Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
  • Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,
  • Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;
  • Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tổ chức công đoàn duy trì các hoạt động dựa trên nguồn kinh phí công đoàn do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp.

2. Kinh phí công đoàn là gì?

Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp, do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trong hoạt động của đơn vị mình. Kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Kinh phí công đoàn được sử dụng cho các mục đích sau:
  • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.
  • Hỗ trợ người lao động trong các trường hợp khó khăn, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng.
  • Quản lý và phát triển công đoàn.
Kinh phí công đoàn được nộp vào tài khoản ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Cụ thể, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp kinh phí công đoàn vào tài khoản của Liên đoàn Lao động cấp quận (bao gồm quận, huyện) nơi doanh nghiệp/ tổ chức/ đơn vị có trụ sở hoạt động.
Thời hạn nộp kinh phí công đoàn là hàng tháng một lần, cùng thời điểm mà người lao động và người sử dụng lao động phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Quyền lợi khi tham gia công đoàn

Khi tham gia công đoàn, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
  • Được bảo vệ quyền lợi cá nhân hợp pháp, chính đáng khi bị vi phạm bởi công đoàn.
  • Được phản ánh tâm tư, nguyện vọng với công đoàn để được giúp đỡ giải quyết.
  • Được học tập, truyền đạt những hiểu biết về lợi ích chính đáng của mọi công dân.
  • Được tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn tổ chức gắn liền với quyền lợi và đời sống của mình.
  • Được tham gia xây dựng, cho ý kiến, thông qua hoặc không thông qua các nội quy, quy chế có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tập thể người lao động (như nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế thưởng, thang bảng lương).
  • Được cho ý kiến, tham gia tổ chức, lãnh đạo về việc đình công tại doanh nghiệp.
  • Nếu tích cực, công dân ưu tú được công đoàn giới thiệu để tổ chức cơ sở Đảng xem xét, kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan Đảng (nếu là Đảng viên) của nhà nước và các đoàn thể.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://ebh.vn/tin-tuc/kinh-phi-cong-doan-nam-2021

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ