5 xu hướng nổi bật về văn hóa nơi làm việc

2024/05/06

Kỹnăng_Hànhvitổchức

Theo “Báo cáo Văn hóa toàn cầu năm 2024” của O.C Tanner đã đưa ra những thay đổi mạnh mẽ trong văn hóa tại nơi làm việc, đồng thời đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các nhà lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa tổ chức trong năm nay.


Nghiên cứu của O.C Tanner cho thấy cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm sẽ giúp thúc đẩy môi trường văn hóa, nơi nhân viên cảm thấy hài lòng, nhờ đó mang lại kinh doanh tốt hơn. Hơn nữa, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với nhân viên để xây dựng môi trường làm việc nơi tất cả đều có cơ hội phát triển. Các phương pháp lãnh đạo truyền thống, từ trên xuống không phải là lựa chọn phù hợp.

Sau đây là 5 xu hướng nổi bật về văn hóa ở nơi làm việc mà doanh nghiệp cần lưu tâm để chuẩn bị phù hợp trong năm 2024.

1. Làm việc linh hoạt vẫn được ưa chuộng và có xu hướng mở rộng 

Sau đại dịch, lựa chọn làm việc từ xa hay trở lại văn phòng, cùng những tác động của nó đối với năng suất của nhân viên vẫn là chủ đề được chú ý. Gần một nửa số nhân viên (47%) cho biết họ sẽ nghỉ việc hoặc tìm việc làm mới nếu được yêu cầu quay lại văn phòng. 80% những người ứng tuyển vào vị trí làm việc từ xa, khi được mời làm việc tại văn phòng đã từ chối lời đề nghị làm việc.

Tuy nhiên, trong tương lai, tính linh hoạt trong công việc không chỉ dừng lại ở địa điểm, thời gian làm việc; mà còn nằm ở quyền tự chủ của nhân viên trong cách họ hoàn thành công việc, thời gian cho các vấn đề cá nhân và phát triển bản thân.

2. Nhân viên tìm kiến sự đồng cảm bằng hành động

Làn sóng sa thải kéo dài, doanh nghiệp yêu cầu quay trở lại văn phòng, kinh tế tiếp tục khó khăn sau đại dịch… Trong bối cảnh đó, sự đồng cảm, quan tâm dường như có dấu hiệu đi xuống. Mặc dù, 87% tổ chức cho rằng họ vẫn thể hiện đủ sự quan tâm; nhưng gần một nửa nhân viên (42%) không cảm thấy điều đó từ tổ chức của họ.

Sự đồng cảm không phải là một khái niệm mới ở nơi làm việc. Tuy nhiên, điều nhân viên thực sự cần là sự đồng cảm từ lãnh đạo thông qua các hành động hỗ trợ bền vững, chứ không chỉ bằng lời nói. Sự quan tâm bằng hành động của lãnh đạo sẽ giúp gia tăng cảm giác kết nối và phúc lợi của nhân viên. Tuy nhiên, 40% nhân viên tham gia khảo sát cho biết họ không thấy được những hành động thực tế, có ý nghĩa của lãnh đạo.

3. Nhóm nhân lực thiết yếu mong muốn được quan tâm nhiều hơn

Hơn 90% công ty lớn trên toàn cầu sử dụng nhóm nhân viên này, tuy nhiên chỉ 8% trong số đó có kế hoạch đầu tư vào trải nghiệm của nhân viên tuyến đầu. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ thôi việc lên đến 500% mỗi năm. Với những người ở lại, họ cũng sẽ bị mất kết nối và rời bỏ tổ chức.

Nhiều nhân viên trong nhóm 80% này cho biết họ không thể nghỉ làm để đi khám bác sĩ hay tham gia sự kiện gia đình. Họ cũng không có được sự ghi nhận và tưởng thưởng công bằng như các đồng nghiệp khác trong công ty của họ.

Để giúp người lao động trong nhóm 80% cảm thấy được ghi nhận, có giá trị, được trao quyền và gắn kết, các nhà lãnh đạo cần xem xét các thách thức và cơ hội về khả năng tiếp cận công nghệ, khả năng hỗ trợ trong công việc (có quyền tự chủ, có ảnh hưởng và có tiếng nói) đối với nhóm nhân viên này.

4. Đầu tư phát triển kỹ năng mang lại nhiều giá trị cho tổ chức

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, những vị trí công việc phát triển nhanh nhất hiện tại đang được thúc đẩy bởi công nghệ, số hóa và tính bền vững; và 44% kỹ năng hiện tại sẽ bị thay đổi trong 5 năm tới.

Cứ 10 nhân viên sẽ có 6 người sẽ cần được đào tạo mới và chỉ một nửa được tiếp cận các cơ hội đào tạo phù hợp. Như vậy, nhu cầu về kỹ năng đang thay đổi và chiến lược xây dựng kỹ năng của doanh nghiệp cũng vậy.

Khi đầu tư vào phát triển kỹ năng, doanh nghiệp sẽ mang lại cơ hội phát triển cho nhân viên, đồng thời lấp đầy sự thiếu hụt nhân tài trong tổ chức, đón đầu các xu hướng mới nổi như AI và các thay đổi trong ngành. Chưa dừng lại ở đó, việc phát triển kỹ năng còn giúp nhân viên thấy họ cảm thấy được đánh giá cao, công ty quan tâm đến họ, qua đó giúp tăng gắn kết và hòa nhập.

5. Sự bền bỉ là chưa đủ để vượt qua các thách thức

Yêu cầu nhân viên cố gắng chịu đựng, kiên cường đối diện với thử thách không còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Khả năng phục hồi nhanh không chỉ dừng lại ở việc chống chọi với khó khăn mà là lường trước và chủ động thích nghi trước thử thách.

Cải tiến công nghệ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đón nhận sự thay đổi và vượt qua nghịch cảnh là những điều giúp các tổ chức phát triển mạnh mẽ trong một môi trường biến động.
Nguồn: https://bluec.vn/5-xu-huong-noi-bat-ve-van-hoa-noi-lam-viec-nam-2024.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ