[BHTN] Lãnh bảo hiểm thất nghiệp khác tỉnh có được không?

2024/05/21

BHTN Nhânsự_C&B

1. Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở khác tỉnh làm việc có được không?


Người lao động có thể lãnh thất nghiệp ở khác tỉnh làm việc nếu họ đã đáp ứng đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trước hết, người lao động cần kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để được lãnh bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm, cụ thể như sau:

Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
  • Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động lao động mùa vụ và hợp đồng lao động theo một công việc nhất định.
  • Thứ ba, người lao động phải đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, được quy định cụ thể ở Nghị định 61/2020.
  • Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
    • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
    • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
    • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
    • Chết.
Nếu đã đủ các điều kiện nêu trên, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc mà người lao động chưa tìm được việc làm và có mong muốn hưởng sẽ chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ này đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi mà họ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, pháp luật không bắt buộc người lao động phải lãnh thất nghiệp tại địa phương nơi đang tham gia đóng. Quá trình giải quyết sau này đòi hỏi người lao động phải trực tiếp đến văn phòng khai báo nhiều lần, do đó người lao động có thể chọn Trung tâm dịch vụ việc làm thuận tiện nhất với mình để đến hưởng trợ cấp.

2. Lãnh bảo hiểm thất nghiệp khác tỉnh cư trú có được không?

Người lao động hoàn toàn có thể chọn lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác nơi cư trú.

Như đã phân tích ở trên, khi người lao động nghỉ việc có đủ các điều kiện tại Điều 49 Luật việc làm 2013 và có mong muốn lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì họ có thể nộp hồ sơ hưởng ở bất kỳ trung tâm dịch vụ việc làm nào mà họ mong muốn, bao gồm cả các Trung tâm dịch vụ việc làm khác với tỉnh nơi mình đang cư trú.

Tuy nhiên, người lao động nên xem xét thật kỹ để lựa chọn nơi giải quyết hồ sơ và họ nên chọn làm hồ sơ ở những tỉnh lớn do có nhiều văn phòng của Trung tâm dịch vụ việc làm để mình lựa chọn và không bị quá tải lượng hồ sơ, giúp cho việc giải quyết chế độ của mình nhanh chóng hơn.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://luatquanghuy.vn/tu-van-luat/bao-hiem-that-nghiep/lanh-bao-hiem-that-nghiep-khac-tinh/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ