Các khoản tiền khác không phải tính đóng bảo hiểm xã hội là: hỗ trợ xăng xe; hỗ trợ điện thoại; hỗ trợ đi lại; hỗ trợ tiền nhà ở; hỗ trợ tiền giữ trẻ; hỗ trợ nuôi con nhỏ; hỗ trợ người lao động có người thân kết hôn.
Bên cạnh đó, tiền nhân dịp sinh nhật của người lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; trợ cấp người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động; phụ cấp chuyên cần, cũng là những khoản mà người lao động không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định, từ năm 2018 trở đi, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ổn định, thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động nhằm từng bước tiệm cận tiền lương, thu nhập thực tế của lao động.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thực thi không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng bảo hiểm xã hội. Thống kê năm 2022, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chỉ đạt 5,7 triệu đồng/tháng.
Nhiều doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập: loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, loại để quyết toán và thu nhập thực tế. Thậm chí, có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi và cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm xã hội.
Liên quan đến căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới, trong đó quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bổ sung căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng 1/2 mức lương tối thiểu tháng của vùng cao nhất; bổ sung quy định căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với những đối tượng không hưởng tiền lương.
Cùng với đó, dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động khu vực ngoài Nhà nước (trên cơ sở các khoản được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương).
Thảo luận tại Quốc hội ở Kỳ họp mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ quan điểm khác nhau về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được đề xuất trong dự thảo Luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Đoàn Đắk Lắk đề nghị Ban soạn thảo bổ sung hệ số chênh lệch bảo lưu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau này.
Theo đại biểu, hiện nay có những trường hợp đang công tác trong ngành lực lượng vũ trang và một số nghề nghiệp khác sau khi nghỉ hưu chuyển sang ngành dân sự, nếu không có quy định cụ thể thì trong luật sẽ không có hệ số chênh lệch để bảo lưu, ảnh hưởng đến quyền lợi các trường hợp này.
Trong khi đó, Đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, Đoàn Quảng Nam cho rằng, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp.
Dự thảo Luật quy định, người lao động lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng thấp nhất do Chính phủ công bố, và cao nhất bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất.
Đại biểu cho rằng, quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện còn chưa phù hợp, đồng thời đề nghị nội dung này giữ nguyên quy định như tại khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Bởi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là dành cho người lao động tự do, tự tạo việc làm, nông dân tham gia. Nếu mức đóng bảo hiểm hàng năm tăng sẽ gây khó khăn cho người dân muốn tham gia hệ thống an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ quy định mức trần tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như tự nguyện, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu/tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
Theo đại biểu, nên bỏ quy định mức trần này, vì người lao động đóng nhiều thì hưởng nhiều, vừa có lợi cho Quỹ bảo hiểm xã hội, vừa có lựa chọn cho người tham gia bảo hiểm, vừa phù hợp với nguyên tắc bảo hiểm xã hội, mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://vneconomy.vn/cac-khoan-phu-cap-khong-phai-tinh-dong-bao-hiem-xa-hoi.htm#:~:text=C%C3%A1c%20kho%E1%BA%A3n%20ti%E1%BB%81n%20kh%C3%A1c%20kh%C3%B4ng,c%C3%B3%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20th%C3%A2n%20k%E1%BA%BFt%20h%C3%B4n.