Khám phá bản đồ nghề nghiệp rộng lớn khi sở hữu Chứng chỉ ACCA (Phần 1)

2024/05/23

Kỹnăng_Chứng chỉ

Là chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, học ACCA mang lại cho học viên rất nhiều cơ hội việc làm chuyên nghiệp. Hãy cùng AGS điểm qua những vị trí nghề nghiệp hấp dẫn tại thị trường Việt Nam khi sở hữu chứng chỉ này nhé!

1. Phân chia nghề nghiệp theo lĩnh vực chuyên môn

Dựa theo cách thức phân chia của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA, có thể phân chia nghề nghiệp của ứng viên khi sở hữu chứng chỉ này theo lĩnh vực chuyên môn thành 7 nhóm ngành chính, bao gồm:

  • Nhóm ngành Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (Audit & Assurance);
  • Nhóm ngành thuộc lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultancy);
  • Nhóm ngành Quản trị Tài chính (Financial Management);
  • Nhóm ngành Quản trị Hiệu suất (Performance Management);
  • Nhóm ngành Quản trị Rủi Ro (Risk Management);
  • Nhóm ngành Báo cáo tài chính và Kinh doanh (Financial & Business Reporting);
  • Nhóm ngành liên quan đến Thuế (Taxation).

2. Những ngành nghề phổ biến sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA tại thị trường Việt Nam

2.1. Nhóm ngành Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo (Audit & Assurance)

2.1.1. Kiểm toán độc lập (External Audit)

Khái niệm Kiểm toán độc lập:

Kiểm toán độc lập (External Audit) là tập hợp các công việc xem xét, đánh giá Báo cáo tài chính của của một doanh nghiệp xem có trung thực, hợp lý hay không. Khác với Internal audit (kiểm toán nội bộ) là tập trung vào hoạt động của doanh nghiệp, External audit (kiểm toán độc lập) sẽ tập trung vào những khoản mụcBáo cáo tài chính hơn.

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán độc lập:

  • Tham gia vào công đoạn thực hành Kiểm toán, thảo luận nhóm và Xử lý số liệu;
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng, tìm hiểu và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của họ;
  • Hỗ trợ việc soát xét các báo cáo tài chính do khách hàng chuẩn bị;
  • Thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập;
  • Đào tạo và huấn luyện nhân viên, chịu trách nhiệm về sự phát triển nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm;

  • Tham gia vào các hoạt động phát triển kinh doanh, xác định cơ hội với các khách hàng mới và tiềm năng;
  • Trao đổi với bộ phận Kế toán, Tài chính bên phía công ty khách hàng để thu thập giấy tờ và số liệu như Bank Statement,...

Các cấp bậc thăng tiến trong nghề Kiểm toán độc lập tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Trợ Lý Kiểm Toán (Junior/Assistant);
  • Trưởng Nhóm Kiểm Toán (Senior);
  • Chủ Nhiệm Kiểm Toán (Manager);
  • Giám Đốc Kiểm Toán (Director);
  • Chủ Phần Hùn Kiểm Toán (Partner).

2.1.2. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Khái niệm Kiểm toán nội bộ (Internal Audit):

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) là các quy trình và thủ tục do một công ty thực hiện để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin tài chính và kế toán, thúc đẩy trách nhiệm giải trình và giúp ngăn ngừa gian lận.

Ví dụ: kiểm toán nội bộ sẽ tách biệt các nhiệm vụ, ủy quyền, các yêu cầu về tài liệu và các quy trình và thủ tục bằng văn bản. Kiểm toán nội bộ tìm cách xác định bất kỳ thiếu sót nào trong việc kiểm soát nội bộ của công ty và đảm bảo mọi thứ đúng theo luật lệ và trình tự.

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán nội bộ (Internal Audit):

  • Kiểm toán nội bộ xác định rủi ro và đưa ra góc nhìn, đề xuất độc lập về tác động của chúng dựa trên chiến lược kinh doanh của tổ chức;
  • Đưa ra những đánh giá dựa trên kế hoạch Kiểm toán, tần suất và phương pháp thực hiện chu trình đánh giá;
  • Báo cáo với hội đồng kiểm toán về những thay đổi trong Kế hoạch Kiểm toán Nội bộ.

Các cấp bậc thăng tiến trong nghề Kiểm toán nội bộ:

  • Entry-level Internal Auditors: Vị trí xuất phát điểm của con đường sự nghiệp trong Nghề Kiểm toán Nội bộ;
  • Lead/Senior Internal Auditors: 3 - 5 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Supervisors/Managers: 5 - 8 năm kinh nghiệm trong nghề và các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Executives/Chief Audit Executive (CAE): Trên 8 năm kinh nghiệm quản lý đội nhóm và các kinh nghiệm liên quan.

2.1.3. Kiểm toán nhà nước (Public Sector Auditor)

Khái niệm Kiểm toán nhà nước:

Kiểm toán nhà nước (Public Sector Auditor) sẽ tiến hành kiểm toán độc lập theo nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán, nhằm giám sát và đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực công. Điều này có thể bao gồm kiểm toán tài chính, tuân thủ hoặc hiệu suất.

Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán nhà nước:

  • Tham gia vào tất cả các khía cạnh của kiểm toán Nhà nước, bao gồm lập bản đồ và thử nghiệm các hệ thống và kiểm soát, thu thập bằng chứng, kết luận về từng lĩnh vực được kiểm toán, đặt câu hỏi,...
  • Xác nhận tính đúng đắnhợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước;
  • Kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2.1.4. Kiến thức ACCA áp dụng vào các nghề nghiệp Kiểm toán như thế nào?

Chứng chỉ ACCA có thể áp dụng vào các vị trí thuộc lĩnh vực Kiểm toán & Đảm bảo thông qua các môn học như: 

  • Môn học AA/F8 (Audit and Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo;
  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học AAA/P7 (Advanced Audit & Assurance): Kiểm toán và Dịch vụ Đảm bảo nâng cao.

2.2. Nhóm ngành thuộc lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultant)

2.2.1. Tư vấn (Advisory & Consultant) là gì?

Vị trí chuyên gia Tư vấn sẽ đảm nhiệm vai trò sử dụng các số liệu, đọc báo cáo và sử dụng góc nhìn chuyên sâu của mình để tìm ra các rủi ro liên quan các lĩnh vực như hành chính, pháp lý, công nghệ thông tin, tài chính… Họ cũng là những người đồng thời tham gia vào quá trình tư vấnxây dựng nội bộ các quy trình, thủ tục để hạn chế nhất sai sót về mặt hệ thống, nhân sự. Từ đó, chuyên gia tư vấn này sẽ đề xuất những giải pháp tối ưu nhất, hướng đến “thay đổi để bứt phá”.

Phạm vi công việc nghề Tư vấn bao gồm:

  • Cố vấn Phát triển kinh doanh (Business Development Advisory);
  • Tư vấn Chiến lược (Strategy consultant);
  • Tư vấn Quản trị (Management Consulting);
  • Tư vấn Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management Consulting);
  • Tư vấn Pháp lý và thủ tục hành chính (Legal Consulting)
  • Tư vấn Triển khai công nghệ thông tin (IT Advisory);
  • Tư vấn Các hoạt động mua bán & sáp nhập (Mergers & Acquisitions - M&A);
  • Human Capital (Vốn con người).

Xuất phát điểm của nhân viên Tư vấn tại BIG4 thông thường cũng sẽ xuất phát vị trí thực tập và tích lũy kinh nghiệm để lên các vị trí cao hơn. Lộ trình thăng tiến điển hình như sau:

  • Thực tập sinh tư vấn (Consultant Assistant): Vị trí này không yêu cầu kinh nghiệm và thường được các bạn sinh viên, cử nhân vừa mới ra trường lựa chọn.
  • Nhân viên Tư vấn (Consultant): Từ 0 - 1 năm kinh nghiệm trở lên;
  • Chuyên viên Tư vấn (Senior Associate): Có từ 2 - 4 năm kinh nghiệm làm việc;
  • Trưởng nhóm Tư vấn (Project Leader) : Từ 2 - 5 năm kinh nghiệm;
  • Trợ lý giám đốc/Phó phòng (Assistant Manager): Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm làm việc cấp cao trong quản lý dự án;...
  • Giám đốc Tư vấn (Manager);
  • Partner/Director.

2.2.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào nghề Tư vấn (Advisory & Consultancy) như thế nào?

Các vị trí Tư Vấn thường đa dạng về phạm vi và kiến thức nên kiến thức càng sâu rộng thì càng lợi thế. Chứng chỉ ACCA có thể áp dụng vào quá trình làm việc trong lĩnh vực Tư vấn (Advisory & Consultancy) thông qua các môn học như: 

  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học AFM/P4 ACCA (Advanced Financial Management): Quản trị Tài chính nâng cao;
  • Môn học APM/P5 ACCA Advanced Performance Management: Quản trị Hiệu suất nâng cao.
Ngoài ra, theo học ACCA sẽ cung cấp tới bạn nền tảng thông qua Module về Đạo đức và Kỹ năng Nghề nghiệp (Ethics and professional skills module - EPSM).

2.3. Nhóm ngành Quản trị Tài chính (Financial Management)

2.3.1. Quản trị Tài chính (Financial Management) là gì?

Quản trị Tài chính (Financial Management) là các hoạt động lên kế hoạch, thực thi và quản lý các hoạt động Tài chính nhằm đảm bảo Doanh nghiệp vẫn tăng trưởng và lợi nhuận.

Phạm vi công việc của Quản trị Tài chính (Financial Management):

Nhóm ngành liên quan đến Quản trị Tài chính (Financial Management) đa dạng các vai trò khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chuyên gia Quản trị Tài chính là thực hiện các quyết định đầu tư và tài trợ hiệu quả trong môi trường kinh doanh nhờ hoạt động thẩm định đầu tư, tổ chức lại doanh nghiệp, quản lý rủi ro và thuế, ngân quỹ và quản lý vốn lưu động, để đảm bảo tạo ra giá trị.

2.3.2. Kiến thức ACCA áp dụng vào Quản trị Tài chính (Financial Management) như thế nào?

Kiến thức về Quản trị Tài chính được bồi đắp thông qua quá trình học tập các môn học này:

  • Môn học SBL ACCA (Strategy Business Leader): Lãnh đạo Kinh doanh chiến lược;
  • Môn học FM ACCA (Financial Management): Quản trị Tài chính;
  • Môn học AFM/P4 ACCA (Advanced Financial Management): Quản trị Tài chính nâng cao;

Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/kham-pha-ban-do-nghe-nghiep-rong-lon-khi-so-huu-chung-chi-acca/


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ