Quy định về ngày nghỉ lễ, Tết
Căn cứ theo quy định tại Bộ Luật lao động 2019 thì hằng năm cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trên phạm vi cả nước đều được nghỉ tết Âm
lịch ít nhất là 5 ngày và được hưởng nguyên lương đối với những ngày
này. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 1 ngày
cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch hoặc 2 ngày cuối cuối và 3 ngày đầu năm
âm lịch.
Tuy nhiên, nếu người lao động có ca làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì
người lao động sẽ được hưởng lương ít nhất 300% mức lương hiện hưởng.
Ngoài căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao
động, quy chế nội bộ của đơn vị về tiền thưởng, thỏa ước lao động tập thể và
quan trọng là hiệu quả, năng suất làm việc và tình hình doanh thu mà đơn vị
quyết định việc trả lương thưởng cho nhân viên.
Quy định về tiền thưởng lễ, Tết
Tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho
những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động (tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến,...) chưa tính đến trong mức
lương theo chứ danh hoặc theo công việc.
Khoản tiền thưởng Tết là khoản tiền người lao động được nhận vào dịp
cuối năm nếu các bên có thỏa thuận. Khoản tiền này cũng mang tính chất như tiền lương, tiền công, cũng dựa
vào công việc được giao để trả cho người lao động.
Căn cứ vào Điều 104 Bộ Luật lao động 2019,
thưởng Tết cho người lao động không phải là quy định bắt buộc. Mà căn
cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số hiệu quả, năng
suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong một
năm mà doanh nghiệp xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng
tết cho người lao động. Quy chế thưởng cụ thể sẽ do người sử dụng lao động
quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khải ý kiến
của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Tùy tình hình hoạt động của
doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng Tết cho người
lao động một lần hoặc theo từng năm.
Thời gian để tính thưởng Tết
phụ thuộc vào doanh nghiệp tự căn cứ vào tình hình, kết quả sản xuất,
kinh doanh
của mình để quyết định mức thưởng cho người lao động dựa trên hợp đồng lao
động hoặc có cộng dồn thời gian học việc, thử việc,... Các hình thức thưởng
sẽ bao gồm thưởng bằng tiền, hiện vật,... Nhiều doanh nghiệp thưởng Tết bằng
chính sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất.
Quy chế thưởng Tết phổ biến:
- Căn cứ vào tình trạng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu kinh doanh
có lãi, công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động với mức
thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận thu về mỗi năm.
- Căn cứ vào năng suất lao động và sô năm làm việc để tính tiền thưởng Tết
cho người lao động.
Mức thưởng = Tỉ lệ thưởng (% năng suất lao động + % thâm niên công tác) x Tiền lương trung bình tiền hàng tháng
trong đó:
% năng suất lao động: Căn cứ vào kết quả đánh giá của trưởng bộ phận, quản
lý trực tiếp. (Ví dụ: Xuất sắc = 100%; Tốt = 80%; Khá = 50%; Trung bình =
30%; Yếu = 10%)
% thâm niên công tác: Tính từ ngày ký hợp đồng chính thức đến ngày 31/12
dương lịch của năm đó (Ví dụ: Dưới 1 năm = 10%; Từ 1 - 2 năm = 30%; Từ 2 - 3
năm = 50%; Từ 3 - 4 năm = 70%; Từ 5 - 7 năm = 90%; Từ 7 năm trở lên =
100%)
Ví dụ: Doanh nghiệp có quyết định quy chế thưởng Tết Âm lịch 2023 theo thỏa
thuận trong hợp đồng lao động dựa trên hiệu quả làm việc và thâm niên làm
việc của người lao động. Người lao động này có thâm niên làm việc 3 năm,
mức lương hàng tháng 12 triệu đồng và hiệu quả làm việc trong năm 2022
được đánh giá đạt 80%.
Vậy tiền thưởng Tết của người lao động này sẽ được tính như sau:
12 (triệu) x (80% + 50%) = 14,4 (triệu đồng)
Thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản tiền thưởng Tết
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân
năm 2012, nếu thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản tiền có tính
chất tiền lương, tiền công trong đó có tiền thưởng Tết sẽ phải nộp thuế thu
nhập cá nhân nếu đạt đến nức phải nộp.
Đồng thời, theo điểm e, Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 111 năm 2023, các khoản
thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng
phải đóng thuế thu nhập cá nhân trừ tiền thưởng danh hiệu thi đua hoặc do
Nhà nước phong tặng; kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế; về cải tiến kỹ
thuật, sáng chế, phát minh,...
Như vậy,
khoản tiền thưởng Tết là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ
(giảm trừ gia cảnh, tiền đóng bảo hiểm xã hội, các khoản giảm trừ khác,...)
mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
trong đó, Thu nhập tính thuế = (Tổng thu nhập – Các khoản được miễn) – Các
khoản giảm trừ
Thuế suất được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần:
Bậc |
Phần thu nhập tính thuế/năm |
Phần thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
1 |
Đến 60 triệu đồng |
Đến 5 triệu đồng |
5% |
2 |
Trên 60 – 120 triệu đồng |
Trên 05 – 10 triệu đồng |
10% |
3 |
Trên 120 – 216 triệu đồng |
Trên 10 – 18 triệu đồng |
15% |
4 |
Trên 216 – 384 triệu đồng |
Trên 18 – 32 triệu đồng |
20% |
5 |
Trên 384 – 624 triệu đồng |
Trên 32 – 52 triệu đồng |
25% |
6 |
Trên 624 – 960 triệu đồng |
Trên 52 – 80 triệu đồng |
30% |
7 |
Trên 960 triệu đồng |
Trên 80 triệu đồng |
35% |
Một số trường hợp về khoản tiền thưởng Tết
v Đang trong quá trình thử việc có được thưởng Tết không?
Pháp luật không quy định bắt buộc về vấn đề thưởng Tết, có thưởng hay không
và thưởng bao nhiêu chủ yếu do doanh nghiệp tự quy định. Vì vậy, người lao
động đang thử việc có thể sẽ không được thưởng Tết do thời gian làm việc
chưa nhiều, chưa có thành tựu hay cống hiến nhiều cho sự phát triển chung
của doanh nghiệp.
v Làm 6 tháng có được thưởng Tết?
Quy định của Luật lao động không có quy chế làm bao lâu thì được nhận tiền
thưởng Tết. Tất cả mọi người lao động đều được nhận tiền thưởng Tết. Tuy
nhiên, mức thưởng Tết cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào năng lực làm việc và
thâm niên công tác của mỗi người lao động. Vì thế, cho dù làm 6 tháng, người
lao động cũng sẽ được nhận tiền thưởng Tết.
v Nghỉ việc trước Tết có được nhận tiền thưởng Tết không?
Về mặt pháp luật, không bắt buộc doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao
động. Nhưng khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định, hợp đồng lao
động là sự thỏa thuận giữa người lao động bằng tên gọi khác nhưng có nội
dung thể hiện về việc có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành của
một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động. Vì vậy, nếu trong trường hợp
hợp đồng lao động có thỏa thuận về việc trả tiền thưởng sau khi kết thúc năm
và được chi trả trước Tết Âm lịch thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc
trả tiền thưởng Tết cho người lao động theo đúng thỏa thuận.
v Người lao động làm xuyên Tết thì trả lương như thế nào?
Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc trong dịp Tết
thì được trả lương ít nhất 300% lương ngày thường. Số tiền này chưa kể tiền
lương ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
v Tiền thưởng Tết có đóng Bảo hiểm xã hội không?
Theo Quy định, tiền đóng Bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác. Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm
các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều
103 Bộ luật Lao động.
v Người lao động có được tạm ứng tiền lương để ăn Tết hay không?
Theo Luật, người lao động được phép tạm ứng tiền lương nếu có nhu cầu.
Doanh nghiệp sẽ xem xét và đồng ý đáp ứng nếu thấy yêu cầu xác đáng, đồng
thời khoản tạm ứng này cũng sẽ không bị tính lãi. Ngoài ra, Luật cũng không
quy định, quy chế về mức tạm ứng lương tối đa. Vì thế, mức tiền này sẽ do
hai bên tự thỏa thuận.
v Doanh nghiệp không trả thưởng đúng quy định
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt tiền doanh nghiệp nếu vi
phạm một trong các hành vi như không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho
người lao động theo thỏa thuận. Đối với trường hợp doanh nghiệp đã ban hành
Quy chế thưởng, người lao động thỏa mãn điều kiện để được thưởng theo quy
định. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
(thưởng thấp hơn quy chế) thì người lao động cần ý kiến với người sử dụng
lao động, công đoàn cơ sở. Trong trường hợp đã ý kiến nhưng doanh nghiệp vẫn
không chịu thực hiện việc trả thưởng đúng cam kết thì người lao động có thể
yêu cầu Tòa án giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Kết luận
Dù không phải là quy định bắt buộc nhưng thưởng Tết chính là chiến lược
giúp doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường việc làm, dễ
dàng tuyển dụng được nhân sự giỏi. Bởi thực tế hiện nay, bất cứ người lao
động nào cũng nhìn vào chế độ đãi ngộ phúc lợi đầu tiên rồi mới đến mô tả,
yêu cầu công việc để ứng tuyển.
Nguồn: Tổng hợp