Trong quá trình tiến hành thủ tục kiểm toán doanh nghiệp, các kiểm toán viên
sẽ gặp phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phần hành
này sẽ được từng doanh nghiệp kiểm toán lựa chọn dựa vào mô hình của khách
hàng để đưa ra chương trình kiểm toán phù hợp.
Trong quá trình tiến hành thủ tục kiểm toán doanh nghiệp, các kiểm toán viên
sẽ gặp phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Phần hành
này sẽ được từng doanh nghiệp kiểm toán nhóm lại thành các phần khác nhau.
Nhưng tựu chung lại thường nhóm các đầu tài khoản sau đây lại với nhau rồi
thực hiện thủ tục kiểm toán: 641 và 642.
Tuy nhiên, nếu bạn không nắm chắc bản chất của hai phần hành, chúng sẽ trở
nên phức tạp và rất dễ bi nhầm lẫn. Trong bài viết này sẽ chia
sẻ với bạn kinh nghiệm kiểm toán hai phần hành này.
1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Để có thể tiến hành thực hiện kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ bản chất hai phần hành này.
1.1 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong qua trình
hoạt động của doanh nghiệ, tùy vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà
chi phí phát sinh sẽ khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện trong
tài khoản 642, gồm các khoản sau:
- Chi phí nhân viên quản lý;
- Chi phí vật liệu quản lý;
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Thuế, phí, lệ phí;
- Chi phí dự phòng;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí bằng tiền khác.
1.2 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong
quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Chi phí bán hàng thể hiện
trong tài khoản 641, gồm các khoản cụ thể khác nhau:
- Chi phí nhân viên bán hàng;
- Chi phí vật liệu bao bì;
- Chi phí dụng cụ đồ dùng;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài;
- Chi phí bảo hành;
- Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí bán hàng thực tế phát sinh cần được phân loại tổng hợp đúng các nội
dung đã quy định. Cuối kỳ hạch toán, chi phí bán hàng phải được kết chuyển
để xác định kết quả kinh doanh.
2. Để tiến hành kiểm toán phần hàn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kiểm toán viên cần thu thập tài liệu gì?
Để tuân thủ đúng các thủ tục kiểm toán hai phần hành này, kiểm toán viên cần
yêu cầu kế toán doanh nghiệp đó trình ra những tài liệu sau: Sổ cái (General
ledger), sổ chi tiết có đối ứng theo từng tiểu khoản; chính sách bán hàng,
quy chế ưu đãi (nếu có); các hóa đơn, chứng từ liên quan.
3. Các rủi ro và các thủ tục kiểm toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Thông thường thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường
được giao cho trợ lý kiểm toán hoặc thậm chí là thực tập sinh do giá trị hai
khoản mục này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh nghiệp và thường rủi ro
xảy ra sẽ không trọng yếu. Nói là “thường” bởi vì trong một số trường
hợp chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn và có thể rất phức tạp (ví dụ như
doanh nghiệp có nhiều chương trình ưu đãi, việc bóc tách chi phí bán hàng sẽ
phức tạp hơn).
Rủi ro thường gặp trong khoản mục này bao gồm:
- Ghi nhận chi phí phát sinh không hợp lý (do sai bản chất và tiểu khoản);
- Cố tình vẽ ra chi phí để tránh nộp thuế;
- Chi phí phát sinh được ghi nhận không đúng không.
Hai thủ tục chủ yếu của phần hành này là thủ tục phân tích
(Analytical procedures) và thủ tục kiểm tra chi tiết
(Test of details).
Kiểm toán viên cần hiểu rất rõ bản chất của chi phí từ đó so sánh và phân
tích theo tháng, năm để tìm ra các điểm bất hợp lý. Kiểm toán viên cũng cần
tìm hiểu những nguyên nhân gây ra các điểm bất hợp lý đó để xem xét có sai
sót gì trọng yếu không.
4. Tham khảo với các chuẩn mực ban hành
- Chuẩn mực kiểm toán
- Luật kiểm toán độc lập
- Nguyên tắc kế toán tài khoản 641, 642
5. Tổng quát
Có thể nói rằng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tưởng
chừng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó lại gây ra sự rắc rối và nhầm lẫn nếu
không cẩn thận. Bởi vậy, kiểm toán viên cần nắm rõ tính chất doanh nghiệp,
bản chất hai loại chi phí và các thủ tục cần có để tránh những rủi ro không
đáng có. Mong rằng qua bài viết, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nghiệm kiểm
toán phần hành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Nguồn: https://sapp.edu.vn/bai-viet-acca/kiem-toan-phan-hanh-chi-phi-ban-hang-va-quan-ly-doanh-nghiep/