Khi phân tích một dự án thông thường, cả NPV và IRR sẽ cung cấp cho bạn
cùng một chỉ báo về việc có chấp nhận dự án hay không. Tuy nhiên, khi so sánh
hai dự án loại trừ nhau, NPV và IRR có thể đưa ra kết quả trái ngược nhau, gây
ra sự mâu thuẫn.
Bài viết sau sẽ phân tích kỹ hơn về vấn đề này cũng như phân tích liệu chỉ số
nào sẽ tốt hơn!
1. Chỉ số NPV và IRR là gì?
Giả sử rằng công ty yêu cầu bạn phân tích liệu dự án mới có mang lại lợi ích
không. Để thực hiện điều này, có các công cụ được nhiều tổ chức và cá nhân sử
dụng để tìm hiểu khả năng sinh lời của dự án. Hai công cụ được sử dụng phổ
biến đó là chỉ số NPV và chỉ số IRR.
- NPV – viết tắt của Net Presetn Value – giá trị hiện tại ròng. Nó biểu thị số tiền chênh lệch giữa giá trị hiện tại của dòng tiền chiết khấu trừ dòng tiền ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Nếu NPV của một dự án trên 0, thì nó được coi là đáng giá về mặt tài chính.
- IRR – viết tắt của Internal Rate of Return – Tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này biểu thị tỷ lệ phần trăm lợi nhuận dự kiến được tạo ra bởi một dự án.
2. Chỉ số NPV và IRR mâu thuẫn với nhau như thế nào?
- Thông thường, người ta sử dụng đồng thời NPV và IRR để bổ sung nhau. Điều đó giúp đưa ra các quyết định đầu tư vào một dự án chuẩn xác hơn. Vì mỗi NPV và IRR đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, có trường hợp khi sử dụng đồng thời 2 chỉ số, sẽ xảy ra sự mâu thuẫn.
- Trong trường hợp các đề xuất đầu tư cạnh tranh với nhau theo cách mà việc chấp nhận đề xuất này thì sẽ tự động bác bỏ đề xuất kia, chỉ số NPV và chỉ số IRR có thể cho kết quả trái ngược nhau. Giá trị hiện tại ròng có thể gợi ý sự chấp nhận một đề xuất, tỷ suất hoàn vốn nội bộ có thể ủng hộ một đề xuất khác.
- Hãy xem xét ví dụ sau:
Dự án A | Dự án B | |
Năm 0 | -5000 | -5000 |
Năm 1 | 2000 | 0 |
Năm 2 | 2000 | 0 |
Năm 3 | 2000 | 0 |
Năm 4 | 2000 | 0 |
Năm 5 | 2000 | 15000 |
Chỉ số NPV | $2,581,57 | $4,313,82 USD |
Chỉ số IRR | 29% | 25% |
Ví dụ trên giả định tỷ lệ chiết khấu là 10%. Ta thấy, dự án A có chỉ số IRR
cao hơn, còn dự án B thì có NPV cao hơn.
Trong trường hợp đây là 2 dự án độc lập, công ty có thể xem xét chấp nhận cả
hai. Tuy nhiên, nếu 2 dự án này loại trừ nhau. Theo phương pháp tính NPV, đầu
tư vào dự án B tốt hơn vì NPV dương cao hơn. Nhưng theo phương pháp tính chỉ
số IRR thì ngược lại. Theo đó, dự án A là khoản đầu tư tốt hơn vì tỷ suất hoàn
vốn nội bộ cao hơn. Do đó, có mâu thuẫn trong việc xếp hạng hai đề xuất loại
trừ lẫn nhau theo hai phương pháp.
3. NPV và IRR: Chỉ số nào tốt hơn?
Trước khi đi đến kết luận là chỉ số NPV hay IRR là tốt hơn. Ta hãy cùng nhìn
qua vài đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chỉ số này:
3.1. Những điểm giống nhau giữa 2 chỉ số NPV và IRR
Sau đây là những điểm tương đồng giữa NPV và IRR.
- Cả hai đều là những kỹ thuật giúp lập ngân sách vốn hiện đại .
- Cả hai đều đang xem xét giá trị thời gian của tiền bạc.
- Với các đề xuất đầu tư độc lập không cạnh tranh với nhau và có thể được chấp nhận hoặc bị từ chối trên cơ sở tỷ suất sinh lợi yêu cầu tối thiểu. Trong những trường hợp này, cả hai chỉ số NPV và IRR đều sẽ cho ra kết quả như nhau.
- Với các đề xuất đầu tư thông thường liên quan đến các dòng tiền hoặc chi tiêu trong giai đoạn đầu, sau đó là một loạt các dòng tiền. Cả hai chỉ số đều cho kết quả như nhau trong những trường hợp này.
- Lý do cho sự tương đồng về kết quả trong các trường hợp trên nằm ở cơ sở ra quyết định của hai phương pháp. Theo chỉ số NPV, một đề xuất được chấp nhận nếu giá trị hiện tại ròng của nó là dương. Trong khi theo chỉ số IRR, đề xuất đó được chấp nhận nếu tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao hơn tỷ suất sinh lợi yêu cầu. Các dự án có giá trị hiện tại ròng dương hiển nhiên cũng có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao hơn tỷ suất sinh lợi yêu cầu.
3.2. Những điểm khác biệt giữa chỉ số NPV và IRR
- Trong phương pháp tính chỉ số NPV, tỷ lệ chiết khấu được xác định bằng cách chiết khấu các dòng tiền trong tương lai của một dự án theo tỷ lệ xác định trước. Còn đối với phương pháp dùng chỉ số IRR, tỷ lệ chiết khấu không được xác định trước theo phương pháp này, nhưng nó được tính bằng phương pháp thử và sai.
- NPV thừa nhận tầm quan trọng của lãi suất thị trường hoặc giá vốn. Mặt khác, chỉ số IRR không xem xét tỷ lệ lãi suất phổ biến trên thị trường. Mục đích của IRR là tìm ra mức lãi suất tối đa mà sẽ khuyến khích thu nhập từ số tiền đầu tư.
- Phương pháp tính NPV phù hợp với các dự án được cho là sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian dài hơn trong khi chỉ số IRR phù hợp với các dự án được cho là sẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
- Chỉ số IRR không thể được sử dụng để đánh giá các dự án có biến động về dòng tiền. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là một phương pháp linh hoạt. Nó có thể được công chúng hiểu một cách dễ dàng trong khi tỷ suất hoàn vốn nội bộ là không linh hoạt và nó chỉ có thể được hiểu bởi các nhà quản lý doanh nghiệp. Giá trị hiện tại ròng thậm chí có thể đánh giá của cải bổ sung trong khi chỉ số IRR không thể đánh giá của cải bổ sung.
3.3. Chỉ số nào tốt hơn?
- Trong ví dụ ở phần II, trong trường hợp 2 dự án cạnh tranh nhau, công ty nên chọn dự án B – có NPV cao hơn. Lý do cho lựa chọn này là vì mục tiêu của công ty là tối đa hóa tài sản của cổ đông. Và cách tốt nhất để làm điều đó là chọn dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất. Dự án như vậy có tác động tích cực đến giá cổ phiếu và sự giàu có của các cổ đông.
- Cả IRR và NPV đều có thể sử dụng để xác định mức độ khả thi của một dự án. Trong khi một cái sử dụng tỷ lệ phần trăm, cái kia được biểu thị bằng con số tiền tệ. Mặc dù một số người thích sử dụng IRR như một thước đo ngân sách vốn. Nhưng nó lại có vấn đề vì nó không tính đến các yếu tố thay đổi như tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Trong những trường hợp này thì sử dụng chỉ số NPV sẽ có lợi hơn.
4. Kết luận
Nếu bạn đang đánh giá hai hoặc nhiều dự án loại trừ lẫn nhau. Tốt hơn nên chọn
phương pháp NPV thay vì phương pháp IRR. Sẽ an toàn khi phụ thuộc vào phương
pháp NPV để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất do các giả định thực tế. NPV là
thước đo lợi nhuận tốt hơn. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp tính IRR, nó
là một bổ sung tuyệt vời cho NPV và sẽ cung cấp cho bạn phân tích chính xác để
đưa ra quyết định đầu tư.
Nguồn: https://dragonlend.vn/dragonlend-blog/chi-so-npv-va-irr-mau-thuan-nhau-chi-so-nao-tot-hon/