[KTNB] Kế toán công nợ (Phần 2)

2024/06/20

DịchVụKếToán-Kiểmtoán NgànhKếToán-Kiểmtoán

3. Cách xử lý các nghiệp vụ kế toán công nợ

3.1 Nợ phải thu

Theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, nội dung của công tác kế toán công nợ phải thu trong doanh nghiệp sẽ bao gồm:

Phải thu khách hàng:

  • Chứng từ sử dụng: Kế toán phải thu khách hàng sẽ bao gồm các chứng từ sử dụng như hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho cũng như biên bản bù trừ công nợ, xóa nợ,...
  • Tài khoản sử dụng: Tài khoản sử dụng phản ánh các khoản nợ phải thu cũng như tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền thu được qua các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các loại tài sản cố định. Khi này, kế toán sẽ hạch toán các khoản phải thu theo TK 131.

Phải thu tạm ứng:

Phải thu tạm ứng thường bao gồm: Giấy đề nghị tạm ứng, các loại phiếu chi, báo cáo thanh toán tạm ứng và các loại chứng từ về khoản chi tiêu đã thực hiện bằng tiền tạm ứng. 
  • Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, các loại báo cáo thanh toán tạm ứng và chứng từ liên quan phản ánh các khoản chi tiêu được thực hiện bằng tiền tạm ứng. 
  • Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 141 để phản ánh nghiệp vụ giao tạm ứng và thanh toán tạm ứng.

3.2 Nợ phải trả

Theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC, quy định về nghiệp vụ kế toán công nợ phải trả bao gồm:
  • Chứng từ sử dụng: hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, phiếu chi/ phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng, giấy báo nợ,...
  • Tài khoản sử dụng: Đối với nghiệp vụ này, kế toán sẽ sử dụng TK 331 để hạch toán nhằm phản ánh tình trạng thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán hàng hóa và người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký xác nhận.

4. Các loại báo cáo Kế toán công nợ cần làm

  • Sổ chi tiết công nợ khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ nhà cung cấp
  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu
  • Báo cáo tổng hợp công nợ phải trả
  • Báo cáo phân tích công nợ
  • Báo cáo liên quan khác theo yêu cầu

5. Các yêu cầu kỹ năng với kế toán công nợ

Kế toán công nợ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Do đó, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, người làm kế toán công nợ cũng cần tiếp cận đúng để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra. Để làm được điều đó, kế toán công nợ được đòi hỏi phải có kiến thức nền tảng và chuyên môn sâu rộng đồng thời thành thạo nhiều kỹ năng công việc.

5.1 Kỹ năng cứng

  • Kế toán công nợ cần nắm vững được các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ kế toán, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến nội dung và khoản mục công nợ.
  • Hiểu rõ về hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng, mua hàng, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán hay hạch toán hàng bán bị trả lại,...
  • Nắm vững các kiến thức về thuế như: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu,...
  • Kiến thức về Pháp luật, Hợp đồng kinh tế và các kiến thức chung về tài chính ngân hàng,...

5.2 Kỹ năng mềm

  • Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng và các phần mềm kế toán, phân tích dữ liệu
  • Kỹ năng lên kế hoạch, quản lý thời gian, tham mưu...
  • Kỹ năng giao tiếp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ