I. Ngành kế toán là gì?
- Kế toán (Accounting): Vị trí đảm nhận công việc thu thập, ghi chép, xử lý và hệ thống thông tin để phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh (tư nhân), cơ quan Nhà nước,…
- Như vậy, bộ phận kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động tài chính, từ phạm vi đơn vị, doanh nghiệp, công ty cho đến toàn bộ nền kinh tế.
- Theo số liệu thống kê, cho đến năm 2025, Việt Nam có hơn 1.5 triệu công ty, doanh nghiệp. Mỗi công ty, doanh nghiệp cần trung bình 5 – 6 kế toán với mức thu nhập bình quân từ 7 – 9 triệu đồng/người/tháng. Tính tới thời điểm hiện tại số liệu này còn tăng trưởng gấp 1.5 lần thống kê điều này cho thấy tương lai và triển vọng của nghành kế toán rất tốt, cơ hội việc làm rộng mở với những ai có nhu cầu học và theo nghề này.
- Đây được đánh giá là một vị trí “then chốt” trong các tổ chức, nắm giữ nhiều thông tin quan trọng và là cơ sở để vạch ra những định hướng phát triển lâu dài. Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn thì kế toán cũng tồn tại nhiều thách thức cần phải vượt qua thì mới đảm nhận được công việc này một cách tốt nhất.
II. Tại sao bạn nên học kế toán?
- Một trong những lý do đầu tiên mà bạn nên học kế toán phải kể đến đó chính là cơ hội việc làm cao, hay nói một cách khác bạn sẽ “không sợ thất nghiệp“. Hiện tại và tương lai các công ty và doanh nghiệp mở ra ngày càng nhiều. Trung bình các doanh nghiệp nhỏ cần ít nhất 1 kế toán viên, các doanh nghiệp vừa và quy mô tập đoàn sẽ có phòng kế toán riêng làm nhiều bộ phận khác nhau. Cơ hội việc làm trong ngành kế toán rất lớn, đây là nghành nghề được đánh giá có sức bền, không bị giới hạn độ tuổi và giới tính, phù hợp với người có gia đình và chưa lập gia đình.
- Lý do thứ 2 mà bạn nên học ngành kế toán đó là các chế độ phúc lợi, lương & thưởng trong ngành kế toán được đánh giá là cao và ổn định so với mặt bằng chung. Làm việc ở môi trường văn phòng và chủ yếu trong giờ hành chính nên phù hợp với nhiều đối tượng người lao động.
Bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến khi theo nghề kế toán như sau. (Mang tính tham khảo)
2.1. Kế toán quản trị
- Vai trò là nhân viên:Với kế toán học việc, mới vào nghề giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 năm tùy theo môi trường và năng lực làm việc của bạn
- Vai trò là nhân viên cấp cao: Nhân viên cấp cao là những kế toán đã có kinh nghiệm trong nghề có thể đảm nhận các vị trí trưởng nhóm, phó phòng, phụ trách chuyên môn.
- Vai trò là quản lý: Đây là vị trí ap dụng với những kế toán trưởng khi đã trải qua 2 giai đoạn trên, các vị trí trưởng phòng kế toán tài chính, tư vấn tài chính sẽ phù hợp với bạn ở vị tri này.
- Vai trò quản lý cấp cao: Với quản lý cấp cao, chức vụ thấp nhất mà bạn đảm nhiệm sẽ là Chuyên viên Lập kế hoạch và phân tích tài chính, tiếp đó bạn có thể được bổ nhiệm lên Quản lý quỹ, cuối cùng là Giám đốc kiểm soát tài chính.
2.2. Kế toán thương mại (kế toán doanh nghiệp)
- Kế toán viên (thu nhập từ 300$ đến 600$): Với vị trí kế toán viên, sau khi tốt nghiệp Đại học hoặc các chuyên ngành về kế toán các vị trí liên quan tới kế toán viên là: Kế toán kho, Kế toán thuế, Kế toán bán hàng, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán, Kế toán công nợ… Đặc điểm chung của kế toán viên giai đoạn này chỉ thực hiện được 1 phần trong các phần hành kế toán, chưa có nhiều kinh nghiệm và không được trực tiếp xử lý những nghiệp vụ kế toán phức tạp. Làm việc dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và kế toán tổng hợp.
- Kế toán tổng hợp (thu nhập từ 500$ đến 1200$): Vị trí này dành cho kế toán có kinh nghiệm từ 2 năm trở nên, đã làm qua nhiều loại hình và nghiệp vụ kế toán khác nhau. Kế toán tổng hợp là người có chuyên môn cao, có thể tự tin xử lý các tình huống và nghiệp vụ kế toán phát sinh từ A-Z tuy nhiên vị trí này chưa thể đảm bảo tốt cho lộ trình thăng tiến của bạn.
- Kế toán trưởng (mức thu nhập từ 1000$ đến 2000$): Kế toán trưởng là vị trí được nhiều người làm kế toán mong muốn chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán, trực tiếp hướng dẫn và phân công việc cho các bộ phận liên quan. Ngoài ra, kế toán trưởng sẽ là người tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra chính sách tài chính phù hợp. Ở vị trí này bạn sẽ ít làm nghiệp vụ mà thiên về quản lý và kiểm soát nhiều hơn. Không phải cứ làm lâu năm sẽ lên kế toán trường mà vị trí này cần rất nhiều tố chất.
III. Ngành kế toán không phải chỉ toàn màu hồng
Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn thì bất kỳ ngành nghề nào cũng tồn tại không ít thách thức mà người lao động cần phải vượt qua, đây cũng là băn khoăn của nhiều người khi tìm hiểu có nên học nghành kế toán không.- Áp lực cạnh tranh trong tuyển dụng: Mặc dù nhu cầu nhân lực trong ngành kế toán rất lớn nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng có được công việc phù hợp bởi cơ hội sẽ mở ra với tất cả mọi người. Bạn phải thực sự cố gắng, bên cạnh trang bị những kiến thức chuyên ngành mà kỹ năng làm việc thực tế cũng rất quan trọng.
- Áp lực công việc: Ngành nghề nào cũng tồn tại những áp lực “vô hình” mà bạn cần phải vượt qua. Với một kế toán viên thì hằng ngày bạn phải làm việc với những con số, đòi hỏi tính cẩn thận rất cao, chỉ với một sai sót nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến những dự án, định hướng phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.
- Về vấn đề đào tạo: Khi kinh tế phát triển, đội ngũ nhân viên kế toán cũng bắt buộc phải phát triển theo thì mới đáp ứng được nhu cầu và hoàn thành tốt công việc. Nhưng thực tế hiện nay, chương trình đào tạo kế toán tại các trường đại học còn nặng về lý thuyết, ít được thực hành thực tế nên sau khi tốt nghiệp sinh viên gặp không ít khó khăn khi “bắt tay vào việc” và gánh nặng lại đặt lên vai các doanh nghiệp vì mất thời gian đào tạo lại. Đây cũng là lý do mà các yêu cầu tuyển dụng luôn đòi hỏi về kinh nghiệm, nhưng với các bạn sinh viên mới ra trường thì lấy kinh nghiệm ở đâu?
IV. Công việc kế toán phải làm những gì?
Công việc của nhân viên kế toán thực hiện theo từng giai đoạn phát sinh nghiệp vụ thực tế của doanh nghiệp diễn ra trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong quý và theo từng năm. Mỗi thời điểm từng vị trí kế toán sẽ có những đầu việc nhất định phải thực hiện. Để biết có nên học nghành kế toán không bạn cần tham khảo list công việc kế toán phải làm để xem mình có tố chất phù hợp với nghề này không nhé. Dưới đây là một số đầu việc mà nhân viên kế toán thường phải đảm nhận:- Thu thập thông tin: Kế toán viên sẽ thu thập số liệu, thông tin từ các hoạt động Kinh tế – Tài chính phát sinh trong công ty, doanh nghiệp và hệ thống lại dưới dạng phiếu thu, phiếu xuất – nhập kho, phiếu chi tiền, hóa đơn bán hàng,…
- Kiểm tra các khoản thu – chi: Quản lý mọi hoạt động thu – chi phát sinh, quỹ tiền mặt và chứng từ đính kèm theo quy định của doanh nghiệp.
- Tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán: Kế toán viên có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các chứng từ liên quan đến hoạt động thu – chi phát sinh hàng ngày đảm bảo tính chính xác, minh bạch.
- Ghi chép, lưu trữ thông tin vào sổ sách kế toán: Tổng hợp và ghi chép lại một cách chi tiết, đầy đủ và chính xác những số liệu của các hoạt động kinh tế phát sinh. Cuối tháng, kế toán sẽ tổng hợp lại các số liệu này và lưu chúng vào sổ kế toán.
- Hệ thống và lập các báo cáo tài chính: Hàng tháng, kế toán viên có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả số liệu đã lưu trữ trong sổ kế toán để lập thành các báo cáo chi tiết và trình lên ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Những thông tin trong báo cáo này sẽ là căn cứ quan trọng để ban lãnh đạo xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.
V. Phương pháp học kế toán hiệu quả
- Theo kinh nghiệm của những người đi trước, cách tốt nhất để vượt qua mọi thách thức là phải trang bị cho bản thân từ kiến thức đến kỹ năng chuyên môn thật vững vàng.
- Nếu các bạn là sinh viên chuẩn bị hoặc đang theo học chuyên ngành kế toán tại các trường đại học thì đây chắc chắn là một lợi thế.
- Nếu các bạn là người “trái ngành” muốn rẽ hướng sang kế toán thì vì lựa chọn phương pháp tự học, các bạn nên tham gia các khóa học ngắn hạn tại trung tâm uy tín.
- Tóm lại, phương pháp theo học ngành kế toán hiệu quả và được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhất hiện nay là tham gia các khóa học đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm uy tín.
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/co-nen-hoc-nganh-ke-toan-khong/