Kiểm Toán Là Gì? Những Việc Quan Trọng Kiểm Toán Viên Cần Lưu Ý

2024/06/07

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán là gì? Đây chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức quản lý của nhiều doanh nghiệp và cả nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, từ khóa “Kiểm toán là gì” luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm, và cả giới trẻ đang định hướng theo ngành nghề tìm kiếm đông đảo. Vậy Kiểm toán là gì? Công việc của Kiểm toán là làm những gì? Kiểm toán có thực sự quan trọng không? Và nhiều câu hỏi rất được quan tâm dành cho chuyên ngành này. 

1. Khái Niệm Kiểm Toán Là Gì?

Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá, đưa ra các ý kiến về các bằng chứng về một thông tin liên quan đến kinh tế, tài chính. Sau đó lập thành báo cáo và các báo cáo đó phải phù hợp với các thông tin đã được xác minh khi so sánh với những chuẩn mực theo quy định pháp luật.

Hay hiểu một cách đơn giản, Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của một báo cáo tài chính. Từ đó, đưa ra thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngành kiểm toán hướng tới rất nhiều đối tượng, đặc biệt là các cá nhân quan tâm tới tình hình tài chính của một đơn vị tổ chức nào đó nhưng không có kinh nghiệm, nghiệp vụ về các hoạt động tài chính, kế toán. Đó là lý do họ cần đến sự can thiệp của một kiểm toán viên thay họ tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp, giúp họ có quyết định đúng đắn nhất.

2. Bản Chất Của Kiểm Toán Là Gì?

Bản chất của kiểm toán là gì? Đây một quy trình độc lập và chuyên nghiệp nhằm xác định và đánh giá tính chính xác, đáng tin cậy và tuân thủ quy định của thông tin tài chính và hoạt động của một tổ chức. Qua quá trình kiểm toán, các nhà kiểm toán độc lập thực hiện việc thu thập chứng cứ và thông tin, đánh giá các ghi chú tài chính, kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện các kiểm tra thực tế.

3. Ý Nghĩa Của Kiểm Toán Là Gì?

Theo như thông tin đã nêu trên, Kiểm toán sẽ góp phần không hề nhỏ trong nội bộ mọt công ty. Vậy tóm lại ý nghĩa của kiểm toán là gì?

Ý nghĩa của kiểm toán là đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy và tuân thủ quy định của thông tin tài chính và hoạt động của một tổ chức. Kiểm toán giúp đảm bảo sự minh bạch, công bằng và trung thực trong việc báo cáo tài chính, đồng thời tăng cường lòng tin của các bên liên quan, bao gồm cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư và chính phủ.

Kiểm toán không chỉ xác định các vấn đề và lỗ hổng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, mà còn đề xuất giải pháp để nâng cao quy trình quản lý và tăng cường hiệu suất hoạt động kinh doanh.



4. Công Việc Của Kiểm Toán Là Gì?

Trong chủ đề Kiểm toán là gì, Kiểm toán viên cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Như thông tin trên, Kiểm toán viên sẽ là người thực hiện các công việc liên quan đến Kiểm toán. Để hành nghề Kiểm toán, họ phải bắt buộc có chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Kiểm toán viên phải đỗ kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam, hoặc có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận.

Kể cả Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập hay Kiểm toán nội bộ, phải đều thực hiện công việc lần lượt từng bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn đầu tiên trong quá trình Kiểm toán mà bất kì Kiểm toán viên nào cũng cần phải làm. Bước này có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho các công việc kế tiếp. Nếu Kiểm toán viên làm tốt từ bước này, chúng giúp ích rất nhiều cho Kiểm toán viên như: giải quyết kịp thời các rủi ro phát sinh, giúp công việc Kiểm toán được diễn ra thuận lợi và đặc biệt là làm chủ được mọi tình hình.

Bước 2: Xây dựng chương trình kiểm toán

Ở bước này, quy trình Kiểm toán đòi hỏi các Kiểm toán viên thực hiện phải có kỹ năng lên chương trình Kiểm toán. Khi xây dựng chương trình Kiểm toán, các Kiểm toán viên sẽ nêu rõ các công việc quan trọng cần phải làm, số lượng và số thứ tự các công việc tổng quát từ khi bắt đầu đến kết thúc cuộc Kiểm toán. Bước này giúp đảm bảo được tính chính xác, liên kết trong suốt quá trình Kiểm toán.

Bước 3: Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán

Để thu thập các thông tin một cách chính xác và hiệu quả, các Kiểm toán viên cần phải linh hoạt vận dụng các phương pháp Kiểm toán như sau:
  • Kiểm toán cân đối: Dùng phương trình kế toán cho công việc Kiểm toán
  • Đối chiếu trực tiếp: Đối chiếu chỉ tiêu nào đó dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau
  • Đối chiếu logic: Tìm hiểu và nghiên cứu về các chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
  • Điều tra: Dùng nhiều phương pháp để tiếp cận và đánh giá các đơn vị được Kiểm toán
  • Trắc nghiệm: Mô phỏng các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả sự việc hiện tại, hay một quá trình đã diễn ra.
Bước 4: Ghi chép thông tin

Khi thu thập các thông tin, Kiểm toán viên có trách nhiệm phải ghi lại tất tần tật các thông tin đã được thu thập trong quá trình Kiểm toán. Điều này sẽ là cơ sở tạo bằng chứng khách quan cho kết quả Kiểm toán.

Bước 5: Kết luận và báo cáo

Bước cuối cùng trong quá trình Kiểm toán, Kiểm toán viên cần đưa ra kết luận. Để đưa ra được những kết luận chính xác, họ cần phải:
  • Xác định các khoản nợ không trong dự kiến.
  • Đánh giá các sự việc xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
  • Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị được Kiểm toán.
  • Thu thập các thư giải trình từ Ban Giám đốc.
Các kiểm toán viên tổng hợp kết quả, lập báo cáo và chịu trách nhiệm cho các sự kiện phát sinh việc lập báo cáo Kiểm toán đó. Dựa vào kết quả, các kiểm toán viên đánh giá về các báo cáo tài chính.

5. Chức Năng Kiểm Toán Là Gì?

a. Chức năng kiểm chứng

Đây là chức năng kiểm tra và đánh giá mức độ chuẩn xác, minh bạch về các báo cáo tài chính. Đối với ngành Kiểm toán, chức năng kiểm chứng giữ vai trò thiết yếu cho sự phát triển của ngành này.

b. Chức năng đưa ra đánh giá

Kiểm toán còn có chức năng khác là đánh giá và đưa ra các nhận xét về tính trung thực, tính hợp lý về các thông tin được thu thập trong các báo cáo tài chính.

c. Chức năng định hướng

Kiểm toán sẽ tư vấn cho các cơ quan Nhà nước về các thắc mắc liên quan tới các chế độ kinh tế, tài chính. Từ đó, Kiểm toán sẽ nêu lên những ý kiến đề nghị với cơ quan tổ chức Nhà nước có thẩm quyền để đánh giá, xem xét và giải quyết các sai sót còn tồn tại.

Ngoài ra, Kiểm toán còn giúp công ty điều chỉnh kịp thời cơ cấu quản lý, kiểm soát nội bộ nhằm mục đích giúp các hoạt động công ty được nâng cao hiệu quả.

6. Phân Loại Kiểm Toán Là Gì?

Căn cứ vào chủ thể Kiểm toán, chúng được chia thành 3 loại như sau:


a. Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước do các cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện. Đây là loại hình kiểm toán theo luật định và đơn vị được Kiểm toán không phải chịu chi phí. Đối tượng được Kiểm toán theo loại hình này thường là các doanh nghiệp Nhà nước.

b. Kiểm toán độc lập

Đây là loại hình Kiểm toán do các doanh nghiệp tư nhân độc lập thực hiện. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập này thường cung cấp các dịch vụ phải được cấp phép, liên quan về kinh tế và tài chính, tùy theo yêu cầu khách hàng. Song song, các đội ngũ Kiểm toán viên phải có chứng chỉ hành nghề. Loại hình Kiểm toán này được các nhà đầu tư hoặc bên thứ ba tín nhiệm.

c. Kiểm toán nội bộ

Chủ thể thực hiện của Kiểm toán nội bộ thường là các Kiểm toán viên nội bộ doanh nghiệp. Loại hình Kiểm toán này được thực thiện dựa theo yêu cầu của Ban Giám Đốc, Ban Quản Trị Doanh Nghiệp

7. Tổng Quan Ngành Kiểm Toán Và Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Kiểm Toán Là Gì?

Hiện nay, không chỉ các bạn trẻ quan tâm mà còn có phụ huynh các em quan tâm đến ngành Kiểm toán này. Họ luôn tìm hiểu và đặt rất nhiều câu hỏi liên quan ngành Kiểm toán như: Ngành kiểm toán là gì?, Kiểm toán là làm gì?... 

Sinh viên ngành kiểm toán học những gì?

Khi lựa chọn học ngành Kiểm toán, các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá và xử lý các thông tin, các hoạt động kinh doanh, tài chính dựa vào các nghiệp vụ kế toán như:

Tính toán các chi phí
Làm dự toán
Phân bổ ngân sách
Quản lý doanh thu

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên còn được học thêm các kỹ năng nâng cao nghiệp vụ như đàm phán, thương lượng, đọc hiểu các báo cáo tài chính, phân tích tài chính…Đồng thời, còn được bổ sung các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, lập kế hoạch, ngoại ngữ, tin học văn phòng… giúp các bạn tự tin khi tiếp xúc và làm việc thực tế.

Học ngành kiểm toán ở đâu?

Kế toán và Kiểm toán có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì thế, các trường đại học Việt Nam chỉ tuyển sinh ngành kế toán, và có đào tạo chuyên ngành Kiểm toán trong đó.

Nhưng hiện nay, ngành Kiểm toán được xem xét là ngành riêng biệt tại một số trường đại học như: Đại học Kinh tế - Luật TP HCM, Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Quốc tế…

Các cơ hội việc làm ngành kiểm toán là gì?

Sinh viên khi tốt nghiệp chương trình học chuyên ngành Kiểm toán có thể đảm nhận như: Kiểm toán viên, thủ quỹ, tư vấn thuế và kế toán, kế toán trưởng, quản lý tài chính…
Mức lương nghề kiểm toán?

Mức lương trung bình mà nghề Kiểm toán mang lại tại Việt Nam là khoảng 400 USD/ tháng. Trường hợp bạn có chứng chỉ Quốc tế như CPA Úc, CPA Mỹ hoặc ACCA…thì mức lương đó tăng lên khoảng 1.000 USD – 2.000 USD/ tháng.

Phân Biệt Kiểm Toán Và Kế Toán

Hai ngành Kiểm toán và Kế toán đều liên quan đến các vấn đề tài chính, kinh tế doanh nghiệp. Cả hai đều làm việc với các con số, các dữ liệu có được từ nhiều nguồn cung cấp, sau đó tổng hợp thành một bản báo cáo tài chính và trình bày với người yêu cầu báo cáo.

Vậy kiểm toán là gì và kế toán là gì? Để phân biệt rõ 2 ngành này, chúng ta cần xem xét về khái niệm, công việc sau:

Kiểm toán:

Thu thập, tìm kiếm các bằng chứng khách quan và sau đó đưa ra ý kiến, đánh giá về mức độ trung thực, tính chính xác về các bản báo cáo tài chính.
Đi từ tổng thể (Kế toán cung cấp) đến những chi tiết nhằm mục đích xác minh là những số liệu mà kế toán cung cấp có chính xác hay không?

Kế toán:

Công việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
Thường đi từ chi tiết đến tổng thể. Kế toán sẽ làm ra số liệu.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể hiểu được “Kiểm toán là gì?” và đồng thời hiểu rõ những điều quan trọng khi mà Kiểm toán viên bắt đầu hành nghề

Nguồn: https://vietaustralia.com/vn/kiem-toan-la-gi.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ