Cá nhân kinh doanh và hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
nhất định, sử dụng không quá 10 lao động và phải nộp những loại thuế sau: Cá
nhân tự kinh doanh là một hình thức kinh tế đặc biệt vì không cần phải đăng ký
kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh cần lưu ý về việc phải nộp một số
loại thuế, lệ phí trong quá trình hoạt động.
1. Cá nhân kinh doanh là gì?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định về khái niệm cá
nhân hoạt động thương mại như sau:Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép
về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân”
theo quy định của Luật Thương mại.
Khoản này cũng liệt kê các cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối
tượng đăng ký kinh doanh bao gồm những cá nhân thực hiện hoạt động thương
mại sau:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Các loại thuế phải nộp của cá nhân kinh doanh
2.1 Thuế môn bài
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn
bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
có bao gồm: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
Như vậy,
chỉ cần cá nhân có hoạt động kinh doanh thì phải nộp lệ phí môn bài. Nhưng cũng có một số trường hợp
cá nhân kinh doanh được miễn lệ phí môn bài, Điều 3 Nghị định
139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định
22/2020/NĐ-CP, quy định cụ thể các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như
sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
Bên cạnh đó, miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra
hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12)
đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm
cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì
chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn
bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn
lệ phí môn bài.
2.2 Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng
Các cá nhân kinh doanh thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Các trường hợp ngoại lệ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị
gia tăng được quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm:Hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không
phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về
thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm
khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ
thuế theo quy định.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, cá nhân kinh doanh cũng là một thành phần kinh tế trong xã hội nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp các loại thuế, lệ phí gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
Như vậy, cá nhân kinh doanh cũng là một thành phần kinh tế trong xã hội nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp các loại thuế, lệ phí gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://vietluat.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-thue-doi-voi-ca-nhan-kinh-doanh.html