Như ở phần 1 về rủi ro kiểm toán thì nói về những người quan tâm đến tình hình
tài chính doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán là ý kiến cuối cùng trong việc thẩm
định, xác minh tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính. Có các nhu
cầu đối với lĩnh vực này ngày càng cao. Tuy nhiên, bất cứ ngành nào cũng chứa
đựng những yếu tố rủi ro không mong muốn, và lĩnh vực kiểm toán cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Còn phần 2 sẽ nói về mối quan hệ giữa các loại rủi ro và
một số cách xử lý rủi ro.
I. Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro kiểm toán
Audit Risk = Inherent Risk × Control Risk × Detection Risk (%)
Chỉ số rủi ro (Audit risk) dường như không bao giờ bằng 0% vì mối quan hệ
tương quan mật thiết giữa ba loại rủi ro, thường con số lý tưởng trong kiểm
toán là 5%. Để giảm Audit Risk thì sẽ phải giảm các chỉ số phụ xuống. Cụ thể
như sau:
- Inherent Risk: là giá trị kém quan trọng nhất.
- Chỉ số này luôn cho ta một rủi ro do ngoại cảnh, thứ mà ta không kiểm soát được. Rủi ro tiềm tàng trong một số trường hợp có thể đạt 100% (Khai hoang vùng đất mới, ngành nghề mới, …) nhưng vẫn được thực thi do sự mong muốn của nhà đầu tư.
Control Risk
Giá trị này được ảnh hưởng bởi hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp.
Để giảm thiểu rủi ro kiểm soát, những con người trong doanh nghiệp cần có một
thái độ chuyên nghiệp, chính trực, làm việc vì lợi ích của doanh nghiệp. Tuy
nhiên luôn luôn tồn tại sự xung đột lợi ích (self-interest) nên chỉ số rủi ro
kiểm soát sẽ không bao giờ bằng 0%. Ngoài ra rủi ro này luôn tồn tại bởi vì hệ
thống kiểm soát có quá nhiều vấn đề để phát hiện và giải quyết triệt để, mà
thời gian không đủ để kiểm soát.
Detection Risk
Đây là giá trị được tối ưu nhiều nhất có thể vì liên quan trực tiếp đến chuyên
môn và kinh nghiệm của kiểm toán viên nhiều nhất. Càng nâng cao năng lực thì
sẽ càng giảm được rủi ro phát hiện
Để tránh rủi ro, kiểm toán viên cần đặt câu hỏi như sau:
- Rủi ro tiềm tàng -> Có rủi ro cụ thể nào không?
- Rủi ro kiểm soát -> Có thể sửa được lỗi không?
- Rủi ro phát hiện -> Cần bổ sung kiến thức gì để tránh rủi ro?
II. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 quy định kiểm toán viên sẽ cần đánh giá
rủi ro liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các giao
dịch có thể dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính, ngay từ giai đoạn lập kế
hoạch cho cuộc kiểm toán. Có 3 bước trong quy trình này:
1. Xác định rủi ro qua quá trình tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động của họ
Thường KTV sẽ thực hiện các Thủ tục phân tích – Analytical Procedures như
phỏng vấn quản lý, kiểm tra tài liệu, so sánh thông tin tài chính của các kỳ,
điều tra về sự biến động của các thông tin liên quan
2. Đánh giá các rủi ro
KTV đánh giá các rủi ro đã nhận diện được và liên kết đến những vấn đề sai sót
ở cấp độ Cơ sở dẫn liệu – Assertion level. KTV kiểm tra sự khẳng định một cách
công khai hoặc ngầm định của ban giám đốc về sự trình bày trung thực của các
bộ phận trên báo cáo tài chính.
Ví dụ: Công ty X ghi nhận Nguyên giá của máy móc là $300,000. Điều này có
nghĩa là ban giám đốc của công ty X khẳng định họ có quyền sở hữu các máy móc
đó, giá của chúng chính xác là $300,000. Tuy vậy KTV vẫn cần kiểm tra độ trung
thực trong các lời khẳng định này
3. Cân nhắc độ trọng yếu của các rủi ro
KTV cần cân nhắc cẩn thận khả năng các rủi ro này là trọng yếu
(Material/Significant Risk).
Ví dụ là các giao dịch bất thường hoặc có dấu hiệu của gian lận. KTV cần xác
định rủi ro trọng yếu để thực hiện những thủ tục kiểm toán đặc biệt hơn dành
cho chúng.
III. Một số cách viết về rủi ro của một số phần hành trên báo cáo tài chính
1. Loan (Nợ)
- Rủi ro là vay dài hạn được ghi nhận như một khoản vay ngắn hạn hoặc ngược lại
- Cách viết rủi ro: There is a risk that the loan with the term over 1 year is classified as current liability in the balance sheets or vice versa.
- Cách viết câu trả lời: Review detail the contract of loan, the disclosures for this finance should be reviewed in detail to ensure compliance with relevant accounting standards.
2. Receivable (Phải trả)
- Rủi ro có khách hàng đang trong tình trạng khó khăn-à không trả được nợ.
- Cách viết rủi ro: One of the main customer, currently, experience the difficult period. This could result in an increase in irrecoverable debts and receivables of this customer being overvalued.
- Cách viết câu trả lời: Extended post year-end cash receipts testing and a review of the aged receivables ledger to be performed to assess valuation. An allowance for receivables to be discussed with management.
- Số ngày phải thu tăng cao -> có khả năng có nợ xấu
- Cách viết rủi ro: Receivable days have increased from xxx day to xxx day, management has significantly extended the credit terms given to customers. This leads to an increased risk of recoverability of receivables as they may be overvalued.
- Cách viết câu trả lời: Extended post year-end cash receipts testing and a review of the aged receivables ledger to be performed to assess valuation.
3. Inventory (Hàng tồn kho)
- Hàng tồn kho bị giảm giá và ghi nhận thiếu dự phòng
- Cách viết rủi ro: There is a risk that the the net realizable value of inventory fall to lower than original cost, leading to the overvalue of inventory.
- Cách viết câu trả lời: Testing should be undertaken to confirm cost and NRV of inventory and that on a line-by-line basis the goods are valued correctly
- Hàng tồn kho ở quá nhiều kho, dẫn đến không thể kiểm kê được
- Cách viết rủi ro: Because the inventories are hold in many different locations, it is difficult to confirm the existence and completeness of inventory.
- Cách viết câu trả lời: Arrange audit team member to attending the inventory counting at all locations, or at the locations with large amount of inventory.
4. Going concern (Giả định hoạt động liên tục)
Khách hàng lớn gặp khó khăn, thiếu tiền, nhà cung cấp lớn gặp khó khăn mà
không có nguồn hàng thay thế, bị một vụ kiện lớn mà có thể không đủ tiền để
trả….--> đều dẫn đến going concern.
- Cách viết rủi ro: there is a risk that … face the going concern difficulties
- Cách viết câu trả lời: Review the cash flow forecast / Business plan for the foreseeable future to assess whether the going concern basis is appropriate or whether additional going concern disclosures are required in the financial statement
Nguồn:https://knowledge.sapp.edu.vn/knowledge/aa/f8-technical-articles-r%E1%BB%A7i-ro-ki%E1%BB%83m-to%C3%A1n-audit-risk-part-2