Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu các bộ phận kiểm toán, kế toán.
Vai trò của họ vô cùng quan trọng ở mỗi công ty. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều
mặt hoạt động khác nhau, nhiều bộ phận khác nhau. Do đó công việc kiểm toán,
kế toán cũng được chia làm nhiều thành phần khác nhau cho nhiều vị trí. Vậy vị
trí Kiểm toán độc lập sẽ làm gì? - Đây là một trong những câu hỏi được thắc
mắc nhiều nhất liên quan đến bộ phận này. Hãy cùng tìm hiểu để biết thêm về
lĩnh vực này nhé!
1. Kiểm toán độc lập là gì?
Kiểm toán độc lập là kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán hay chi
nhánh của các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm
tra và đưa ra ý kiến, kết luận một cách độc lập về báo cáo tài chính chính của
doanh nghiệp (bao gồm những công việc kiểm toán khác trong hợp đồng).
Trong đó:
- Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định hoặc những người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài Chính công nhận, đồng thời đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp kiểm toán là đơn vị đáp ứng được các điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán theo quy định của pháp luật.
- Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp ở nước ngoài, không có tư cách pháp nhân và được doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đảm bảo.
Các ngành kinh tế ngày càng phát triển và thu hút được nhiều sự quan tâm của
mọi người. Các doanh nghiệp lần lượt xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện
nay. Điều đó vừa có mặt ưu điểm vừa có mặt nhược điểm. Ưu điểm chính là các
doanh nghiệp vững mạnh, phát triển ngày càng đưa nền kinh tế của đất nước đi
lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được thành lập nhiều đồng nghĩa với việc
các bên đầu tư, khách hàng khó mà đưa ra ý kiến, lựa chọn doanh nghiệp nào
tốt, phù hợp để hợp tác. Mà trong kinh doanh, thứ người ta cần nhất để nắm bắt
thị trường là những thông tin chính xác và nhanh chóng.
Đó là lý do cần có bên thứ ba xuất hiện để đưa ra những ý kiến dựa theo trình độ chuyên môn đánh giá một cách khách quan về doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra hoàn toàn những ý kiến độc lập và chính xác dựa theo chuyên môn của mình nên chắc chắn rất đáng tin cậy và theo dõi. Công việc này được gọi là kiểm toán độc lập.
Những người này xuất phát điểm là những kiểm toán viên. Những nhận định của họ
sẽ được đánh giá lại mức độ chính xác kỹ càng. Dựa vào đó chúng ta sẽ có được
cái nhìn khách quan hơn về nền kinh tế thị trường này. Từ đó đưa ra được nhiều
quyết định chính xác hơn.
1.1 Mô hình tổ chức của doanh nghiệp kiểm toán độc lập
Công ty kiểm toán là tổ chức gồm nhiều kiểm toán viên độc lập, thông thường
công ty kiểm toán sẽ thực hiện nhiều dịch vụ trên địa bàn rộng lớn, vì vậy mà
thường được tổ chức theo mô hình phân tán.
Các mô hình công ty kiểm toán thường đòi hỏi trình độ tổ chức của nhà quản lý,
khả năng chuyên môn, mức độ đầu tư lớn về chuyên gia, kinh nghiệm và vốn,...
1.2 Khách thể kiểm toán
Để thực hiện các dịch vụ liên quan đến kiểm toán, dịch vụ kế toán, thuế, tài
chính,... các tổ chức kiểm toán độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện
hoặc bắt buộc (theo quy định pháp luật)
- Khách thể bắt buộc là những tổ chức bắt bược phải thuê dịch vụ của các công
ty kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật.
Theo luật Kiểm toán độc lập tại Việt Nam thì các doanh nghiệp phải báo cáo tài
chính hàng năm cần thuê doanh nghiệp kiểm toán bao gồm:
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài
- Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng
- Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.
- Các công ty đại chứng, các tổ chức có phát hành và kinh doanh chứng khoán.
– Khách thể tự nguyện: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kiểm toán.
1.3 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán độc lập
Quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011, báo cáo kiểm toán độc lập có
giá trị:
- Báo cáo kiểm toán của bctc đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với các chuẩn mực kế toán do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Báo cáo kiểm toán tuân thủ kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị được kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
- Các cổ đông, nhà đầu tư hoặc những bên có liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý về quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan.
- Cơ quan nhà nước quản lý theo chức năng và nhiệm vụ.
- Đơn vị được kiểm toán có thể phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong quá trình hoạt động.
2. Đặc trưng của của kiểm toán độc lập
2.1 Hoạt động độc lập
Kiểm toán độc lập sẽ không phụ thuộc vào đối tượng kiểm toán là các
doanh nghiệp mà nó được thực hiện bởi một bên thứ ba, một đơn vị riêng được
thành lập và cấp phép hoạt động, có tài chính riêng và đội ngũ kiểm toán viên
chuyên môn cao, kỹ năng tốt.
Người thực hiện kiểm toán độc lập thường là các kiểm toán viên, các chi nhánh
công ty kiểm toán nước ngoài. Hoạt động kiểm toán cần tuân thủ theo pháp luật
nên kết quả của quá trình kiểm toán sẽ được đảm bảo tính khách quan và độ
chính xác cao.
2.2 Hoạt động kiểm toán phát sinh từ hợp đồng kiểm toán
Các công ty hay doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán sẽ thuê các công ty dịch vụ
kiểm toán để kiểm tra và đánh giá những số liệu, vấn đề trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Theo đó thì hoạt động kiểm toán độc lập sẽ được tiến
hành theo thỏa thuận thống nhất giữa công ty dịch vụ kiểm toán và đơn vị cần
kiểm toán, thể hiện bằng hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng kiểm toán.
2.3 Đối tượng là báo cáo tài chính
Kiểm toán là quá trình kiểm toán viên thu thập và đánh giá những thông tin
được dịch vụ kế toán cung cấp liên quan đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp, mục đích để xác định mức độ chính xác, phù hợp của thông tin với các
chuẩn mực trong kiểm toán.
Kiểm toán có thể hướng đến rất nhiều đối tượng nhưng nhìn chung thì các đối
tượng này sẽ thuộc báo cáo tài chính. Vì vậy BCTC là đối tượng của hoạt động
kiểm toán độc lập.
2.4 Mục đích là thu lợi nhuận
Hoạt động kiểm toán độc lập được tiến hành theo hợp đồng thỏa thuận giữa doanh
nghiệp với đơn vị kiểm toán, vì vậy mà kiểm toán là một ngành nghề, được thực
hiện bởi đội ngũ nhằm kiểm tra, xác minh các số liệu trong báo cáo tài chính,
đổi lại họ sẽ nhận được thù lao tương ứng.
Như vậy, mục đích chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kiểm toán độc lập.
3. Vai trò của kiểm toán độc lập
Trải qua nhiều năm thành lập, kiểm toán độc lập là bộ phận nhận được nhiều sự
tin cậy của mọi người. Các hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp đã
được minh bạch với mọi người. Nhờ đó giúp củng cố, phục hồi kinh tế - xã hội
và đưa nền kinh tế ngày một đi lên.
Vai trò của kiểm toán độc lập trước tiên phải kể đến tác dụng xây dựng lòng
tin của mọi người. Một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động liên kết, ảnh
hưởng và thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng khác nhau. Doanh nghiệp
thường đưa ra các báo cáo tài chính nhưng không phải lúc nào cũng minh bạch,
rõ ràng. Có những khuyết điểm mà doanh nghiệp muốn giấu đi khiến những đối
tượng quan tâm không thể nắm bắt được. Nhờ có kiểm toán độc lập mà những báo
cáo tài chính ấy được làm rõ, chính xác hơn. Một số đối tượng mà kiểm toán độc
lập có được niềm tin là: cơ quan nhà nước, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn,
cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.
Vai trò của bộ phận kiểm toán độc lập cũng ảnh hưởng rất nhiều đến những người
lao động. Dựa trên những báo cáo tài chính rõ ràng mà kiểm toán độc lập cung
cấp, người lao động có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình doanh nghiệp phù hợp
để làm việc một cách cẩn thận.
Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý cũng là một vai trò lớn của kiểm toán
độc lập. Bên cạnh việc xác minh và cung cấp thông tin thì người kiểm toán độc
lập còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho các doanh nghiệp nếu cần. Các doanh
nghiệp cần sự giúp đỡ từ những kiểm toán có chuyên môn và trình độ cao có thể
nhờ đến bộ phận kiểm toán độc lập để kịp thời phát hiện những sai sót của mình
và khắc phục.
4. Tổng kết
Kiểm toán độc lập là một chức vụ vô cùng quan trọng. Nền kinh tế thị trường
cần được nắm bắt và có được cái nhìn cũng như những thông tin chính xác, minh
bạch và khách quan nhất. Và bộ phận kiểm toán độc lập sẽ là những người thực
hiện công việc đó. Nhờ đó đã mang lại nhiều lợi ích cho một số đối tượng nhất
định.
Nguồn: https://taf.vn/blog/thong-tin-doanh-nghiep/kiem-toan-doc-lap-la-gi.html