Ý kiến kiểm toán

2024/06/03

TintứcKiểmtoán


Ý kiến của kiểm toán viên là một phần quan trọng của báo cáo tài chính kiểm toán và không thể bỏ qua khi đánh giá tính đáng tin cậy của thông tin tài chính. Ý kiến kiểm toán là kết quả cuối cùng của quá trình kiểm toán và thể hiện quan điểm chính thức của kiểm toán viên về tính trung thực, minh bạch và công bằng của báo cáo tài chính.

Các chuẩn mực kiểm toán (ISA) như ISA 700, 705, 706, 710, 720, 800, 805, 810, 1000, 930, 920 cung cấp khung pháp lý và hướng dẫn cho kiểm toán viên trong việc phát triển ý kiến kiểm toán. Các chuẩn mực này giúp đảm bảo rằng quá trình kiểm toán được thực hiện một cách chuyên nghiệp và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Có 4 loại ý kiến kiểm toán
  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. (Unqualified Opinion)
  • Ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phần. (Qualified Opinion)
  • Ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến. (Disclaimer of Opinion)
  • Ý kiến kiểm toán trái ngược. (Adverse Opinion)

1. Thứ nhất, ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần

Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra, khi kiểm toán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở để kết luận rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

2. Thứ hai, ý kiến “Kiểm toán chấp nhận từng phần”

Ý kiến chấp nhận từng phần (hay còn gọi là ý kiến kiểm toán ngoại trừ ) được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng, báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực, và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ), mà kiểm toán viên đã nêu ra ý kiến, trong báo cáo kiểm toán

Có hai trường hợp ý kiến chấp nhận từng phần

Trường hợp 1

Kiểm toán viên dựa trên bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

Trường hợp 2 

Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng Kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có, của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu, nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.

Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

3. Thứ ba, ý kiến “Từ chối, đưa ra ý kiến kiểm toán”

Ý kiến “Từ chối, đưa ra ý kiển kiểm toán” được đưa ra, khi Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, và, kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có), có thể là trọng yếu và lan tỏa đối đối với báo cáo tài chính.

Ví dụ: Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm.

4. Thứ tư, “Ý kiến kiểm toán trái ngược”

Ý kiến kiểm toán trái ngược được đưa ra, khi Kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kết luận các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu, và lan tỏa đối với báo cáo tài chính

Ví dụ: Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính hợp nhất đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Tập đoàn (Tổng Công ty) ABC tại ngày 31/12/20x1, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
Nguồn : https://kiemtoanas.com.vn/vi/tin-tuc/4-loai-y-kien-kiem-toan-cau-hoi-thuong-gap-kiem-toan-as-169.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ