Rủi ro tài sản của doanh nghiệp có thể gây ra những thiệt hại đối với tài sản
và làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như danh tiếng,
độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy rủi ro tài sản doanh nghiệp là
gì? Đâu là hướng đi giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tài sản?
1. Rủi ro tài sản doanh nghiệp là gì?
Rủi ro tài sản doanh nghiệp là những sự cố bất lợi xảy ra làm ảnh hưởng đến
giá trị tài sản của doanh nghiệp. Các rủi ro này bao gồm rủi ro về tài
chính, rủi ro về thị trường, rủi ro về hoạt động kinh doanh và nhiều rủi ro
khác.
Rủi ro tài sản có thể do yếu tố bên trong hoặc bên ngoài chẳng hạn như thiên
tai, hỏa hoạn, an ninh, sai sót kế toán, lỗi kỹ thuật, biến động thị trường,
luật pháp, chính sách,...
Rủi ro tài sản doanh nghiệp gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến khả năng hoạt động và sinh lời do đó doanh nghiệp cần phải xác
định và đánh giá các rủi ro này để có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và
giảm thiểu thiệt hại.
2. Những hậu quả của rủi ro về tài sản doanh nghiệp
Rủi ro tài sản doanh nghiệp gây ra những ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh
doanh và sản xuất. Khi gặp rủi ro tài sản, doanh nghiệp có khả năng phải đối
mặt với những hậu quả như sau:
- Giảm doanh thu: Doanh nghiệp có thể mất thu nhập do bị gián đoạn hoạt động kinh doanh, sản xuất hay hủy bỏ các hợp đồng giao dịch. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng phát triển của doanh nghiệp.
- Tăng chi phí: Doanh nghiệp có thể phải chịu các chi phí cao hơn để sửa chữa, thay thế hay bồi thường cho tài sản bị hư hỏng, mất mát. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và khai thác tài sản của doanh nghiệp.
- Mất uy tín: Doanh nghiệp có thể sẽ mất niềm tin và danh tiếng từ khách hàng, đối tác hay cổ đông khi không hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn, không đảm bảo được độ an toàn đối với tài sản doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giảm khả năng cạnh tranh: Khi chi phí tăng cao và độ uy tín giảm dần, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một nguy cơ rất lớn, đó là giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và khiến doanh nghiệp dần mất giá.
Những hậu quả này tác động qua lại theo một vòng tròn khép kín và ngày càng
trở lên nghiêm trọng. Vì vậy chủ sở hữu cần hiểu rõ về rủi ro tài sản doanh
nghiệp và có những biện pháp phòng ngừa hay điều chỉnh từ sớm khi phát hiện
ra nguy cơ.
3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tài sản doanh nghiệp
Rủi ro tài sản doanh nghiệp liên quan đến việc giảm giá trị hoặc mất mát của
tài sản do các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp. Các nguyên nhân
gây ra rủi ro tài sản bao gồm:
- Thay đổi thói quen, sở thích, xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng hay khách hàng cuối.
- Biến động giá hàng hóa, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu kho, thuế,...
- Sự cạnh tranh khốc liệt đến từ các đối thủ cùng ngành trên thị trường.
- Các sự kiện bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, chiến tranh, khủng bố,...
- Các rủi ro pháp lý như vi phạm hợp đồng, tranh chấp, kiện tụng,...
- Các rủi ro kỹ thuật như hư hỏng máy móc, thiết bị, lỗi công nghệ,...
4. 10 cách phòng ngừa hiệu quả rủi ro tài sản của doanh nghiệp
4.1 Đánh giá rủi ro và mua bảo hiểm
Đánh giá rủi ro và mua bảo hiểm rủi ro tài sản được xem là biện pháp đơn giản
nhưng đạt được hiệu quả cao mà doanh nghiệp nên áp dụng để phòng ngừa rủi ro
tài sản doanh nghiệp. Đây là quá trình xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm
trọng của các thiệt hại có thể gây ra cho tài sản. Có nhiều phương pháp đánh
giá rủi ro như phân tích rủi ro, lập ma trận rủi ro, phân tích nhân tố ảnh
hưởng,... Mục tiêu của đánh giá rủi ro là xác định các biện pháp kiểm soát và
giảm thiểu rủi ro.
Sau khi phân tích và đánh giá rủi ro tài sản, chủ sở hữu nên xem xét đến
phương án mua bảo hiểm tài sản cho doanh nghiệp. Bằng cách mua bảo hiểm rủi ro
tài sản, doanh nghiệp có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ rủi ro cho công
ty bảo hiểm và nhận được một khoản tiền bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
Mua bảo hiểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại kinh tế và tăng cường an
toàn tài chính.
4.2 Quản lý tài sản chặt chẽ
Bên cạnh việc mua bảo hiểm rủi ro tài sản, chủ sở hữu có thể phòng ngừa rủi ro
tài sản doanh nghiệp bằng cách quản lý tài sản chặt chẽ. Biện pháp này được
thực hiện nhờ một loạt các hành động như kiểm soát chi phí sản xuất sản phẩm
và vận hành doanh nghiệp, lên kế hoạch bảo trì tài sản, thống kê và giám sát
tài sản,... Bằng việc quản lý tài sản chặt chẽ, doanh nghiệp có thể phòng ngừa
rủi ro tài sản và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
4.3 Bảo vệ dữ liệu và thông tin quan trọng
Dữ liệu và thông tin được xem là tài sản không thể thiếu trong hoạt động kinh
doanh, quản lý và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu không được bảo vệ tốt,
chúng có thể bị mất mát, hư hỏng, lộ ra bên ngoài hoặc bị tấn công bởi các mối
đe dọa từ môi trường, con người và công nghệ. Điều này sẽ gây ra những thiệt
hại lớn về mặt tài chính, danh tiếng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc phòng ngừa rủi ro tài sản doanh nghiệp đòi hỏi cần có biện pháp bảo vệ dữ
liệu và những thông tin quan trọng, một số biện pháp mà doanh nghiệp cần thực
hiện như:
- Xác định, phân loại các dữ liệu và thông tin quan trọng theo mức độ nhạy cảm, giá trị và tần suất sử dụng.
- Áp dụng các phương pháp mã hóa, sao lưu, khôi phục và xóa an toàn cho các dữ liệu hay thông tin quan trọng.
- Thiết lập quy trình quản lý truy cập, sử dụng và chia sẻ các dữ liệu
- Đào tạo và nâng cao nhận thức cho nhân viên về ý thức bảo mật cũng như trách nhiệm bảo vệ các dữ liệu, thông tin quan trọng.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cập nhật các biện pháp bảo vệ thông tin theo thay đổi của môi trường kinh doanh và công nghệ.
4.4 Đào tạo nhân viên về an toàn thông tin
An toàn thông tin là việc bảo vệ các dữ liệu, phần mềm và hệ thống máy tính
khỏi những mối đe dọa từ bên trong hoặc bên ngoài nhằm đảm bảo tính bảo mật,
toàn vẹn và khả dụng của chúng. Vi phạm an toàn thông tin có thể gây ra những
tổn thất lớn về tài sản, uy tín và niềm tin của doanh nghiệp. Do đó, việc đào
tạo nhân viên về an toàn thông tin là cần thiết để nâng cao ý thức, kiến
thức, kỹ năng của họ trong việc sử dụng, quản lý và bảo vệ các tài nguyên
thông tin của doanh nghiệp.
Đào tạo nhân viên về an toàn thông tin có thể bao gồm các nội dung như các
nguyên tắc cơ bản về an toàn thông tin, các loại rủi ro và mối đe dọa về an
toàn thông tin, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các rủi ro và mối đe dọa
về an toàn thông tin,...
Việc đào tạo nhân viên về an toàn thông tin không chỉ giúp phòng ngừa rủi ro
tài sản doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
4.5 Thực hiện kiểm tra tài sản thường xuyên
Kiểm tra tài sản là quá trình đánh giá tình trạng, chất lượng của tài sản cũng
như xác định các rủi ro tiềm ẩn và các giải pháp khắc phục. Kiểm tra tài sản
giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các hư hỏng, hao mòn, lỗi kỹ thuật,... Từ đó
giảm thiểu chi phí sửa chữa, bồi thường hoặc mất mát tài sản. Bên cạnh đó,
việc kiểm tra tài sản thường xuyên cũng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và tối
ưu hóa thu nhập từ tài sản.
4.6 Thiết lập kế hoạch khẩn cấp
Để phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro tài sản doanh nghiệp, chủ sở hữu
doanh nghiệp cần sớm thiết lập một kế hoạch khẩn cấp để ứng phó với những tình
huống bất lợi xảy ra. Những bước để thiết lập một kế hoạch khẩn cấp bao gồm:
- Phân tích rủi ro: xác định các loại rủi ro tiềm ẩn, nguồn gốc, xác suất và mức độ ảnh hưởng của chúng đến tài sản của doanh nghiệp.
- Đánh giá rủi ro: định lượng và so sánh giữa các mức độ rủi ro.
- Lựa chọn phương án xử lý rủi ro: có thể là tránh khỏi rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro,... Việc này tùy thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.
- Thực hiện phương án xử lý rủi ro: triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro đã được lựa chọn, bao gồm cả việc bảo hiểm rủi ro tài sản doanh nghiệp khi cần thiết.
- Giám sát và đánh giá kết quả: theo dõi và kiểm tra hiệu quả của các biện pháp xử lý rủi ro, đánh giá lại mức độ rủi ro và điều chỉnh kế hoạch khi có thay đổi.
Việc thiết lập kế hoạch khẩn cấp là một công việc quan trọng để bảo vệ tài
sản của doanh nghiệp khỏi những thiệt hại không mong muốn. Doanh nghiệp nên
thường xuyên cập nhật và kiểm tra kế hoạch để đảm bảo an toàn và hiệu quả
cho tài sản.
4.7 Kiểm soát truy cập vào tài sản
Bằng cách kiểm soát truy cập vào tài sản, doanh nghiệp có thể hạn chế người
không thẩm quyền sử dụng tài sản tùy ý và tránh tình trạng chiếm đoạt tài
sản. Doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát truy cập như: lắp
đặt khóa, camera an ninh, hệ thống báo động, thẻ nhận dạng, vân tay,...
4.8 Đảm bảo sự hiểu biết của nhân viên về chính sách và quy trình bảo vệ tài sản
Một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa rủi ro tài sản doanh nghiệp là
đảm bảo sự hiểu biết của nhân viên về chính sách và quy trình bảo vệ tài sản
của công ty. Nhân viên cần được huấn luyện và giám sát thường xuyên để nắm
rõ những nguyên tắc và hành động cần thiết để bảo vệ tài sản khỏi bị mất
mát, hư hỏng hoặc lạm dụng. Nhân viên cũng cần được khuyến khích khi phản
ánh những sự cố hoặc nghi ngờ liên quan đến tài sản để doanh nghiệp có thể
xử lý kịp thời và phòng ngừa những thiệt hại tiềm ẩn.
4.9 Thực hiện bảo hiểm tài sản đầy đủ
Bằng việc thực hiện bảo hiểm rủi ro tài sản đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được đền
bù một phần hoặc toàn bộ giá trị tài sản bị mất hoặc hư hại theo các điều
khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm
thiểu thiệt hại về mặt kinh tế và tâm lý khi gặp phải những sự cố không mong
muốn như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp,...
4.10 Tạo một môi trường làm việc an toàn
Tạo môi trường làm việc an toàn là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi
ro tài sản hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Một môi trường làm việc
an toàn không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn, cháy nổ, trộm cắp,
hư hỏng thiết bị mà còn tăng cường năng suất làm việc, chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn được công nhận trên thế giới.
- Lắp đặt và kiểm tra thường xuyên các thiết bị an toàn như camera giám sát, còi báo động, cảnh báo khói, hệ thống phun nước tự động, hệ thống cung cấp và cắt điện tự động,...
- Bảo trì và sửa chữa kịp thời các thiết bị và hệ thống làm việc như máy móc, dây điện, ống nước,...
- Sắp xếp, lưu trữ hợp lý các sản phẩm và tài sản của doanh nghiệp để tránh gây nguy hiểm cho người và vật.
- Tham gia các chương trình bảo hiểm tài sản để có sự bảo vệ tốt nhất khi xảy ra sự cố.
5. Kết luận
Phòng ngừa rủi ro tài sản là một hoạt động cần thiết đối với mọi doanh
nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Bài viết trên đã trình bày nguyên
nhân, hậu quả của rủi ro tài sản doanh nghiệp và 10 biện pháp phòng ngừa rủi
ro tài sản hiệu quả mà AGS khuyến khích doanh nghiệp nên áp dụng.
Nguồn: https://acb.com.vn/thu-vien/10-cach-phong-ngua-rui-ro-tai-san-cho-doanh-nghiep