Các loại báo cáo mà doanh nghiệp FDI phải thực hiện sau khi thành lập theo quy định năm 2024

2024/07/04

LuậtDoanhnghiệp Luậtđầutư


Sau khi thành lập, các báo cáo mà doanh nghiệp FDI phải thực hiện bao gồm những gì? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu với AGS nhé.Các loại báo cáo cần thực hiện sau khi thành lập bao gồm:
  • Báo cáo hoạt động đầu tư.
  • Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư.
  • Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng.
  • Báo cáo tài chính.
  • Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

1. Báo cáo hoạt động đầu tư.

Quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020 và Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Nội dung báo cáo bao gồm:
  • Vốn đầu tư thực hiện.
  • Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh.
  • Thông tin về lao động và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
  • Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
  • Xử lý và bảo vệ môi trường.
  • Các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.
  • Thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Doanh nghiệp FDI thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Thời gian báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI quy định tại Điều 102 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
  • Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung:
    • Vốn đầu tư thực hiện;
    • Doanh thu thuần;
    • Xuất khẩu, nhập khẩu;
    • Lao động;
    • Thuế và các khoản nộp ngân sách;
    • Tình hình sử dụng đất, mặt nước.
  • Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các nội dung sau:
    • Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận;
    • Thu nhập của người lao động;
    • Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

2. Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư.

Quy định tại Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP
Các loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm:
  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ (6 tháng và hằng năm).
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư (6 tháng, cả năm) được quy định tại mẫu số 13 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn khai thác, vận hành được quy dịnh tại mẫu số 17 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (chỉ thực hiện khi có thay đổi/ điều chỉnh dự án)
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án được quy định tại mẫu số 15 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT
  • Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án.
    • Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án được quy định tại mẫu số 16 Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT
  • Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư.
  • Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm.
Thời gian báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư quy định tại điểm a khoản 11 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
  • Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10/7 của năm báo cáo;
  • Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10/02 năm sau;
  • Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
Lưu ý: Các loại báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư được áp dụng đối với những dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
*Ngoài ra, nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
  • Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
  • Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
  • Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);

3. Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng 

Quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Thời gian thực hiện báo cáo là định kỳ hàng năm, trước ngày 31 tháng 01.
Thực hiện theo Mẫu số 13 Phụ lục Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
Nội dung báo cáo bao gồm:
  • Tình hình hoạt động mua bán hàng hóa.
  • Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Báo cáo tài chính

Quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Thực hiện nộp báo cáo tài chính trước ngày 31/3 năm sau của năm báo cáo.
Nội dung báo cáo bao gồm:
  • Chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận.
  • Thu nhập của người lao động.
  • Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
Doanh nghiệp FDI phải thực hiện kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính.
  • Doanh nghiệp FDI phải nộp Báo cáo tài chính tại:
  • Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
  • Cơ quan thuế: cục thuế tại địa phương trực tiếp quản lý thuế.
  • Cơ quan Thống kê
  • Doanh nghiệp cấp trên (nếu có)
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh

5. Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian báo cáo tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp FDI như sau:
  • Định kỳ 06 tháng thì nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6;
  • Hằng năm thì thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12;
  • Thực hiện qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo mẫu số 01/PLI Phụ lục I.
  • Thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839F60A-hd-nam-2024-doanh-nghiep-fdi-can-phai-nop-cac-loai-bao-cao.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ